Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Đà Nẵng , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 88
Số lượng câu trả lời 3168
Điểm GP 836
Điểm SP 2940

Người theo dõi (94)

ĐINH DIỆU LINH
Huy Jenify
Thu Thuy Lê

Đang theo dõi (1)

Hương Vy

Câu trả lời:

Tham khảo:

Không gian trong “Lửa thiêng” là sự hoá thân của Thiên đường, của sự hoà đồng nguyên thuỷ cổ xưa. Đó là không gian mang tính vĩnh viễn và là đối tượng để con người chiêm nghiệm và chiêm ngưỡng. Tâm trạng nhớ, buồn, sầu, không gian tràn ngập Lửa  thiêng là không gian trung đại, truyền thống. Không gian trần thế nghiêng về không gian tự nhiên, không gian nông thôn với cảnh sông hồ, đường làng, vườn tược…
Tràng giang là bài thơ về không gian, chứa đầy không gian. Nhà thơ tả cái mênh mông không gian bằng những vật thể nhỏ như một cành củi khô, một cái cồn nhỏ lơ thơ, những đám bèo trên sông… bởi lẽ chúng chuyên chở cảm giác cô đơn, rợn ngợp của con người. “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” được gợi ý từ hai câu kết trong bản dịch thơ Thôi Hiệu của Tản Đà, và vẫn thường được ca ngợi là hay hơn Tản Đà ở sự không khói?! Nỗi nhớ quê hương thường trực trong lòng đến nỗi không cần sự gợi nhắc. Nhưng đây là câu kết của bài thơ nói về không gian nên nhớ nhà ở đây  chính là nhớ không gian. Dĩ nhiên, không gian tượng trưng: Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài.
Đó là không gian mở, giữa con người và không gian luôn có sự tương giao.
Nhớ không gian, giao tiếp không gian và khát vọng không gian chiếm lĩnh như một đối tượng thẩm mĩ. Khi đó con người trở thành không gian và không gian trở thành con người, không còn chủ thể, khách thể phân biệt. Trạng thái con người siêu cá thể trung đại đạt được với tư cách tiểu vũ trụ hoặc trạng thái hoà đồng nguyên thủy cổ xưa. Thời gian và không gian trong Lủa thiêng hoà nhau chặt chẽ. Lửa thiêng là khát vọng không nguôi của con người trong sự chiếm lĩnh không gian. Con người — một thực thể hữu hạn trong không gian, thời gian lại có khát vọng bất tử. Chiếm lĩnh không gian, trở nên trường tồn như không gian có nghĩa là con người khắc phục được thời gian đổ trở thành bất tử. Ước mơ rồ dại trở thành nhân bản là bi kịch lớn nhất, sâu sắc nhất của nhân loại. Khí quyển của Lửa thiêng là âm điệu buồn.

 


Không gian nghệ thuật của Lửa thiêng hội tụ những yếu tố trái ngược nhau, hoà hợp nhau. Đó là những yếu tố trung đại và hiện đại, phương Đông và phương Tây, lối nói ví von của ca dao tục ngữ và thơ Đường và chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Pháp. Cội nguồn sâu xa là cái “tôi” cá thể cô đơn, bất lực nên vẫn liếc mắt về cái ta truyền thống của làng xã như nhìn về quá khứ tốt đẹp. Các yếu tố này đối lập và thống nhất với nhau trong từng thành phần và cấp độ của tác phẩm. Để đạt sự cân đối hài hoà, giàu tính bác học, ít chất dân dã, Huy Cận xếp các câu thơ của mình thành từng khối chữ (khổ thơ) bốn câu hoặc hai câu. Ông thích dùng từ Hán Việt để có màu sắc trang trọng phù hợp với không khí thi phẩm hoặc cách dùng từ độc đáo, rắn chắc.
 

Câu trả lời:

 Tre xanh Xanh tự bao giờ?

            Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh

            Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước. “Tre Đồng Nai nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Biện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi…. đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”. Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, không cong, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường, nhưng chí khí của tre thì bất khuất, kiên dũng như con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh, những người dân cày Việt Nam vỡ đất khai hoang, dựng nhà, cày cấy, dưới bóng tre xanh, nhân dân ta xây dựng và giữ gìn nền văn hoá lâu đời “giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”… Cứ thế, tre trở thành một người bạn thân thiết không thề thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. Những em bé với những que chuyền đánh chắt bằng tre, những cụ già bên chiếc chiếu tre… tất cả các hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc, “tre với người, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ” vô cùng… Rồi đến khi người phải đánh giặc bảo vệ quê hương, tre lại trở thành người bạn chiến đấu của con người. Buổi đầu kháng chiến, tre là tất cả, tre là vũ khí. Người lính chỉ cần một chiếc gậy tầm vông trong tay cũng dám xông pha vào giữa đám quân thù. Tre như tiếp thêm lòng dũng cảm cho người, giúp người dựng lên thành đồng Tổ Quốc…

Tham khảo

Câu trả lời:

Tham khảo

1. Mở bài

Dẫn dắt và giới thiệu thầy giáo.Như người gieo nắng âm thầm và bền bỉ, thầy mang đến cho chúng em những hạt sáng của tri thức, đốt lên trong em ngọn lửa của đam mê và khát vọng. Cảm ơn thầy, người thầy mà em yêu quý, thầy Thanh.

2. Thân bài

a) Giới thiệu chung

Thầy Thanh là người dạy em môn Văn năm lớp 4 và lớp 5.Năm nay thầy cũng đã ngoài bốn mươi tuổi song thầy còn rất trẻ và tràn đầy lòng nhiệt huyết với nghề.

b) Ngoại hình

Dáng người thầy dong dong cao, dáng đi nhẹ nhàng khoan thai như chính con người thầy, chẳng thể lẫn với ai.Gương mặt hình chữ điền, song đâu đây đã xuất hiện những nếp nhăn. Phải chăng những đem ngồi soạn bài, những lo toan cuộc sống, những băn khoăn với học sinh đã in hằn lên gương mặt ấy.Em vẫn yêu quý nhất là nụ cười của thầy. Một nụ cười luôn nở, ấm áp và hiền hậu, gần gũi và thân thương biết bao nhiêu.Đôi mât thầy, đôi mât ngày càng yếu đi, nhìn học sinh không còn tinh tường như ngày nào song vẫn ẩn chưa cả một biển trời yêu thương, bao dung, che chở cho những đứa học trò còn nhỏ bé và thơ ngây.Thầy là người rất giản dị. Hằng ngày, trên chiếc xe đạp đã cũ và con đường làng đã quen, thầy mang tri thức đến cho lũ trò nhỏ. 

b) Cách thầy dạy bài

Có lẽ, cho đến bây giờ, thầy là người truyền cảm hứng văn chương cho em nhiều nhất.Thầy luôn mang đến một không khí rất riêng cho lớp học với vô vàn những câu chuyện từ đời, dạy chúng em biết bao bài học quý giá.Môn Văn trở nên gần gũi hơn bao giờ hết qua lời giảng của thầy, khi trầm, lúc bổng, những trang văn là cuộc sống ngoài kia chứ nhất định không phải là mực đen trên tờ giấy trắng.

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của bản thân.