Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Lưu học sinh đang ở nước ngoài , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 388
Điểm GP 76
Điểm SP 281

Người theo dõi (44)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Câu 1: Cấu tạo trong của cá chép:

- Mang: Nằm dưới xương nắp mang trong phần đầu, gồm các lá mang ngắn vào các xương cung mang, có vai trò trao đổi khí.

- Tim: Nằm phía trước khoang thân, ứng với vây ngực, co bóp để thu và đẩy máu vào động mạch, giúp cho sự tuần hoàn máu.

- Thực quản, dạ dày, ruột, gan: Phân hóa rõ rệt thành thực quản, dạ dày, ruột, có gan tiết mật giúp cho sự tiêu hóa thức ăn được tốt.

- Bóng hơi: Trong khoang thân, sát cột sống, giúp cá chìm nổi dễ dàng trong nước.

- Thận: Hai thận giữa màu tím đỏ, sát cột sống. Lọc từ máu các chất không cần thiết để thải ra ngoài

- Tuyến sinh dục, ống sinh dục: Trong khoang thân, ở cá đực là 2 dải tinh hoàn dài, ở cá cá là 2 buồng trứng phát triển trong mùa sinh sản.

- Bộ não: Não nằm trong hộp sọ, nối với tủy sống nằm trong các cung đốt sống. Điều khiển, điều hòa hoạt động của cá.
Câu 2: Giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt gần bờ nước và bắt mồi về đêm ?

Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì :

- Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước thì ếch sẽ chết.
- Ếch bắt mồi về đêm vì thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi.

Câu 3: Hệ tuần hoàn của thằn lằn có gì giống và khác ếch đồng ?

Giống nhau
Hệ tuần hoàn gồm 2 vòng tuần hoàn.
Khác nhau
* Ếch : Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ –1 tâm thất) nên máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
* Thằn lằn: Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ –1 tâm thất), xuất hiện vách hụt. nên máu đi nuôi cơ thể là máu ít pha.

Câu 4: Đặc điểm chung của lưỡng cư:

- Lưỡng cư là động vật có xương sống
- Thích nghi với môi trường vừa ở nước, vừa ở cạn
- Da trần, ẩm ướt
- Hô hấp bằng phổi và da
- Di chuyển bằng 4 chi
- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn máu đi nuôi cơ thể là máu pha
- Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái
- Là động vật biến nhiệt

Câu 5: Đặc điểm cấu tạo của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn:

* Cấu tạo ngoài:

- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

* Cấu tạo trong:

Hô hấp nhờ hệ thống túi khí hoạt động theo cơ chế hút đẩy tạo nên một dòng khí liên tục đi qua các ống khí trong phổi theo chiều nhất định, nên sử dụng được nguồn ôxi với hiệu suất cao, nhất là trong khi bay.

Câu 6:

a) Đặc điểm chung của thú:

- Thú là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất.
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.
- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể.
- Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm.
- Tim 4 ngăn.
- Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.
- Là động vật hằng nhiệt.

b) Ý nghĩa của hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ:

- Sự phát triển phôi ở thai sinh không lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như động vật có xương sống đé trứng.
- Phôi được phát triển trong bụng mẹ nên an toàn và điều kiện sống thích hợp cho sự phát triển.
- Con non được nuôi bằng sữa mẹ (bổ, ổn định và chủ động) nên không lệ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên và khả năng bắt mồi của con non.

Câu trả lời:

1. Da gồm mấy lớp ? Nêu cấu tạo và chức năng của các lớp đó.

Cấu tạo của da Chức năng của da

Lớp biểu bì: gồm

- Tầng sừng

- Tầng tế bào sống

- Bảo vệ, ngăn sự phát triển của vi khuẩn và hoá chất. - Phân chia tạo ra tế bào mới, chống tác động của tia cực tím
Lớp bì: là mô liên kết đàn hồi. - Thụ quan với dây thần kinh. - Tuyến nhờn - Cơ dựng lông - Tuyến mồ hôi - Mạch máu - Tiếp nhận và dẫn truyền kích thích - Bài tiết chất nhờn giúp da không bị khô nẻ, không thấm nước, diệt khuẩn và bảo vệ. - Điểu hoà thân nhiệt - Bài tiết và giúp cơ thể toả nhiệt - Giúp da thực hiện trao đổi chất
Lớp mỡ dưới da: Mô mỡ với mạch máu và dây thần kinh Bảo vệ cơ thể chống lại các tác động cơ học, có tác dụng cách nhiệt, góp phần điều hoà thân nhiệt.

2. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện ?

* Phản xạ không điều kiện:
+ Tự nhiên, bẩm sinh mà có.
+ Không dễ bị mất đi.
+ Mang tính chủng thể, di truyền.
+ Số lượng có hạn.
+ Thực hiện nhờ tuỷ sống và những bộ phận hạ đẳng của bộ não, bằng mối liên hệ thường xuyên và đơn nghĩa của sự tác động giữa các bộ phận tiếp nhận này hay bộ phận tiếp nhận khác và bằng sự phản ứng đáp lại nhất định => Cung phản xạ đơn giản.
+ Những phức thể phức tạp và những chuỗi phản xạ không điều kiện được gọi là những bản năng.
+ Ví dụ như phản xạ mút khi bú ở trẻ sơ sinh, gà con mới nở đã biết mổ thóc, đồng tử co lại khi bị chói.
* Phản xạ có điều kiên:
+ Có được trong đời sống, được hình thành trong những điều kiện nhất định.
+ Dễ bị mất đi nếu không được củng cố, tập luyện.
+ Mang tính cá nhân, không di truyền.
+ Số lượng vô hạn.
+ Được hình thành bằng cách tạo nên những dây liên lạc tạm thời trong vỏ não => Cung phản xạ phức tạp, có đường liên hệ tạm thời.
+ Ví dụ như phản xạ tiết nước bọt đối với thức ăn.

3, Cấu tạo và chức năng của đại não:

*Cấu tạo của đại não:
-gồm hai nửa phải và trái nối với nhau bằng thể trai.Bề mặt bán cầu não có nhiều nếp nhăn chia bán cầu não thành nhiều thùy và hồi não. mỗi bán cầu có ba nếp nhăn lớn chia mặt ngoài bán cầu não thành 4 thùy: thùy trán, thùy đỉnh, thùy thái dương và thùy chẩm.phần lớn chất xám tập trung ở bề mặt bán cầu đại não tạo thành vỏ não. chất trắng ở dưới chất xám, phía trong bán cầu đại não. chất trắng tạo thành các đường liên kết trong và ngoài bán cầu đại não.
*Chức năng:
Đại não, đặc biệt là vỏ não có vai trò quan trọng nhất trong hệ thần kinh , thống nhất mọi hoạt động khác nhau trên cơ thể, tuy nhiên vẫn có sự phân vùng chức năng trên bán cầu đại não:
- Chức năng cảm giác: vùng chẩm là vùng thị giác cho cảm giác về ánh sáng, hình ảnh và màu sắc của vật. Vùng thùy thái dương là vùng thính giác, cho cảm giác về âm thanh. hồi đỉnh lên của thùy đỉnh phụ trách xúc giác và cảm giác nhiệt độ
- Chức năng vận động: do thùy trán phụ trách, hồi trán lên chi phối các vân động theo ý muốn
- Chức năng ngôn ngữ: trên đại não có những vùng chuyên biệt phụ trách chức năng ngôn ngữ. vùng Wercnick nằm ở ranh giới của thùy chẩm, thùy thái dương và thùy đỉnh có chức năng phân tích giúp hiểu lời nói và chữ viết.vùng vận động ngôn ngữ nằm ở hồi trán lên của thùy trán.
- Chức năng tư duy: chủ yếu do đại não đảm nhận khả năng tư duy liên quan đến sự phát triển của đại não đặc biệt là vỏ não. do bán cầu đại não rất phát triển và có ngôn ngữ nên con người có khả năng tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng.

Sự tiến hóa:

- Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp thú
- Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các nơron ( khối lượng chất xám lớn)
- Ở người các khu trung tâm vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp thú, còn có các khu trung tâm cảm giác vận động ngôn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết)