Chủ đề “Bảo vệ động vật quý, hiếm qua tem Bưu chính”
- Họ và tên:
- Ngày tháng năm sinh:
- Học sinh lớp:
- Trường:
- Địa chỉ:
- Số điện thoại:
Câu 1: Em hãy cho biết tới nay, Bưu Điện Việt Nam đã bao nhiêu lần phát hành tem về các vườn quốc gia của Việt Nam?
Gợi ý trả lời:
Năm 1981: Thú Vườn quốc gia Cúc Phương Năm 2003: Động vật Vườn Quốc gia Ba Vì Năm 2006: Phong Nha - Kẻ Bàng Năm 2006: Động vật Vườn quốc gia Bến En Năm 2011: Động vật Vườn Quốc gia Ba Bể Năm 2013: Chim vườn quốc gia Xuân Thủy Năm 2014: Bộ tem Thú linh trưởng có Voọc Cát BàCâu 2: Sao La là một trong những loài thú quý hiếm nhất trên thế giới và là loài đặc hữu của núi rừng Trường sơn. Nhưng loài thú này đang phải đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng cao trong tự nhiên. Để góp phần tuyên truyền cho công tác bảo vệ Sao La, Bưu điện Việt nam đã phát hành 1 bộ tem. Em biết gì về bộ tem đó?
Gợi ý trả lời:
Mã số bộ: 827 Mã số mẫu: 3041, 3042, 2043, 3044 Ngày phát hành: 18/05/2000 Mẫu tem/bộ: 5 Khuôn khổ: 37x27 Số răng: 13 Số tem in trên tờ: 30 Họa sỹ thiết kế: Võ Lương Nhi In ấn: Ốp-xét nhiều màu, tại Xí nghiệp In tem Bưu điệnCâu 3: Các mẫu tem sau giới thiệu một số loài động vật hoang dã quý hiếm, cần được bảo vệ, trong đó có 1 loài là đặc hữu của Việt Nam. Em hãy cho biết đó là con tem nào?
Gợi ý trả lời: Tem C – Voọc Cát Bà
Câu 4: Theo em, chúng ta cần có những biện pháp gì để bảo vệ các loài động vật quý, hiếm?
Gợi ý trả lời:
Việt Nam được thế giới công nhận là một trong những quốc gia trên thế giới có tính đa dạng sinh học cao, trong đó có hệ động vật hoang dã.
Tuy nhiên, tình trạng các loài nguy cấp, quý hiếm hiện đang rất đáng báo động. Nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao, đặc biệt có nhiều loài đặc hữu ở Việt Nam như voọc mũi hếch phân bố ở rừng núi Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn và Thái Nguyên; voọc đầu vàng duy nhất chỉ có ở vùng núi đá Vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng); voọc Mông trắng phân bố ở Vườn quốc gia Cúc Phương, Khu bảo tồn ngập nước Vân Long (Ninh Bình); voọc Hà Tĩnh có ở Hà Tĩnh, Quảng Bình; sóc đen Côn Đảo có ở đảo Côn Sơn-Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu)...
Để thực hiện mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học trong đó có các loài thực, động vật hoang dã ở Việt Nam, tôi xin đề xuất một số giải pháp bảo vệ các loài động vật nguy cấp, quý hiếm như sau:
- Các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên cần chú trọng tổ chức hệ thống theo chiều sâu hơn là chiều rộng, có nghĩa là phải bảo vệ được các sinh cảnh sống của các loài động vật hoang dã.
- Địa phương có loài động vật nguy cấp, quý hiếm phân bố cần xây dựng nhiều hành lang xanh, hành lang bảo vệ, phát triển các loài động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng, đồng thời khuyến khích áp dụng những công nghệ sinh học phù hợp, tổ chức xây dựng trang trại, hộ gia đình nhận nuôi các loài động vật hoang dã, quý hiếm phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển kinh tế xã hội dựa trên phương châm cân bằng sinh thái và phát triển bền vững.
- Các cơ quan chức năng cần có quy chế, chế tài cụ thể nhằm đảm bảo các điều kiện để tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào bảo vệ động vật hoang dã. Đối với các vùng, khu vực, nhà quản lý, hoạch định chính sách các cấp cần xây dựng và triển khai thường xuyên các chương trình nâng cao nhận thức cho toàn xã hội với các hình thức, nội dung phù hợp cho từng đối tượng và đặc điểm tình hình của địa phương.
- Đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước như cảnh sát môi trường, cảnh sát biển, kiểm lâm, hải quan và cán bộ các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, lâm trường cần cập nhật thông tin và nâng cao năng lực và kỹ năng bảo vệ động vật hoang dã.
Câu 5: Em hãy lựa chọn các mẫu tem và kèm theo thuyết minh để giới thiệu về hoạt động bảo vệ động vật quý, hiếm hoặc vẽ một mẫu tem về loài động vật quý, hiếm cần được bảo vệ. (Câu này các em chọn 1 trong 2 cách để làm. Nếu chọn vẽ tem có thể tham khảo hình ảnh mô phỏng bố cục để vẽ).
BẢO VỆ ĐỘNG VẬT QUÝ, HIẾM
BƯU CHÍNH 3000 đ VIỆT NAM |
Gợi ý trả lời: TÊ GIÁC
Có thể thấy, động vật hoang dã là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự cân bằng sinh thái, bảo đảm môi trường sống trong lành cho con người. Vì vậy, tất cả chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ động vật hoang dã, tạo môi trường sống cho các loài động vật này được bảo tồn và phát triển. Và tê giác là một trong những động vật cần được bảo vệ nhất hiện nay.
Mặc dù Việt Nam đã mất đi cá thể tê giác Java cuối cùng năm 2010, nhưng Việt Nam vẫn còn cơ hội để thể hiện trách nhiệm trong việc bảo vệ các loài tê giác trên thế giới bằng cách thúc đẩy quá trình thực thi pháp luật, đấu tranh với nạn buôn bán trái phép sừng tê giác và xoá bỏ những quan niệm sai lầm về việc sử dụng sừng tê giác tại Việt Nam.
Chấm dứt nạn thảm sát tê giác để lấy sừng đòi hỏi một cách tiếp cận với hai hướng. Một mặt, cần tăng cường các hoạt động thực thi pháp luật đấu tranh với nạn buôn bán, vận chuyển trái phép sừng tê giác từ châu Phi vào thị trường Việt Nam. Mặt khác, cần phải triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức cho cộng đồng nhằm xoá bỏ các quan niệm sai lầm và những lời đồn thổi vô căn cứ về tác dụng chữa bệnh của sừng tê giác.
Đã quá muộn cho cá thể tê giác cuối cùng của Việt Nam nhưng vẫn còn thời gian để cứu lấy các loài tê giác trên thế giới. Việt Nam cần phải chia sẻ trách nhiệm với thế giới trong việc bảo vệ tê giác bằng cách thúc đẩy quá trình thực thi pháp luật đấu tranh với nạn buôn bán vận chuyển trái phép sừng tê giác và xoá bỏ những suy nghĩ hoang đường về giá trị của sừng tê giác.
Tóm lại, bảo vệ tê giác hiện nay không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội và toàn thể mọi người.