Treo vật khối lượng M bằng dây nhẹ, không dãn , có chiều dài ℓ = 0,6 m. Bắn viên đạn khối lượng m = với vận tốc v0 theo phương ngang vào vật M khi M đang đứng yên ở vị trí cân bằng (coi va chạm là hoàn toàn mềm). Lấy g = 10 m/s2. Trả lời các câu hỏi 36 và 37.
Câu 36. Xác định tốc độ v0 để sau va chạm hệ vật lên được độ cao h = 0,5 m so với vị trí cân bằng ban đầu của vật M.
A. 6,49 m/s. B. 9,89 m/s. C. 8,49 m/s. D. 9,49 m/s.
Câu 37. Tốc độ nhỏ nhất v0 là bao nhiêu để hệ vật có thể quay được một vòng tròn trong mặt phẳng thắng đứng.
A. 17,83 m/s. B. 16,43 m/s. C. 12,43 m/s. D. 18,43 m/s.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
ĐIỀU CÔ CHƯA NÓI
Trời đã không mưa cho tới buổi chiều nay
Các em đẹp bất ngờ buổi sáng ngày bế giảng
Cái khoảnh khắc em cầm sen tạo dáng
Thướt tha áo dài điệu múa ở đằng xa
Sau sân trường này sẽ là những ngã ba
Các em phải đi và tự mình chọn lựa
Lắm chông gai và cũng nhiều lời hứa
Cám dỗ em, em phải biết giữ mình
Đời người tránh sao được những phút “chùng chình”
Ai cũng có một “bến quê” để lãng quên rồi mơ ước
Mong em bình tâm trước những điều mất được
Và bền gan đi đến cuối hành trình
Trái tim em thao thức một mối tình
Mối tình nói hay mối tình chưa ngỏ
Những hạnh phúc ngọt ngào hay phút giây lầm lỡ
Những nỗi nhớ không lời, những cảm xúc không tên
Và giấc mơ theo điệu múa cháy lên
Cô ở lại, cánh chim bay đi nhé
Lau nước mắt đi những tâm hồn rất trẻ
Ngoài cửa sổ này, chân trời mới đợi em
(“Điều cô chưa nói”- Hà Thị Hạnh, Trích Văn học và Tuổi trẻ, số 5+ 6 năm 2014, tr 64 )
Câu 1: Bài thơ là lời của ai, nói với ai?
Câu 2: Vẻ đẹp của “em” trong ngày bế giảng hiện lên qua những hình ảnh nào?
Câu 3: Tác giả muốn gửi gắm tâm sự gì qua hai câu thơ: Lau nước mắt đi những tâm hồn rất trẻ Ngoài cửa sổ này, chân trời mới đợi em
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả trong câu thơ “Sau sân trường này sẽ là những ngã ba/ Các em phải đi và tự mình chọn lựa” không? Vì sao?
Cho hai hiện tượng sau:
- Hiện tượng 1: Tự tỉa thưa ở các cây phi lao.
- Hiện tượng 2: Cỏ dại và cây trồng tranh giành nước, muối khoáng.
a. Hai hiện tượng trên biểu hiện mối quan hệ nào giữa các sinh vật?
b. Hãy cho biết ý nghĩa sinh học của hiện tượng 1.
c. Trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp, để hạn chế hiện tượng 2 xảy ra thì cần phải thực
hiện những biện pháp kĩ thuật nào?
Trên một cây cổ thụ (cây X), có 2 đôi chim chào mào làm tổ, ăn hạt cây và đẻ trứng; 2 con
rắn lục trú ngụ và thỉnh thoảng ăn trứng của chào mào; sâu ăn lá gặm lá cây; sâu đục thân
khoét các lỗ sâu trong thân làm chỗ ở và ăn các chất dinh dưỡng trong đó; chim sâu thường
tìm đến cây để bắt sâu ăn lá và bướm sâu đục thân; bọ xít bám trên các quả non để hút nhựa;
ong hút mật hoa, đẻ trứng vào trong cơ thể sâu ăn lá, ấu trùng nở ra từ trứng sẽ lấy chất dinh
dưỡng trong cơ thể sâu để phát triển. Có 1 đàn bướm nâu thường xuyên đến hút mật và thụ
phấn cho hoa. Điều này thu hút các con dơi đến bắt bướm nâu làm thức ăn. Ếch cây thường
bám trên các lá cây để bắt sâu ăn lá. Chim sâu, ếch cây và dơi là thức ăn ưa thích của rắn lục.
a) Hãy vẽ lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài nói trên. b) Gọi tên mối quan hệ giữa các loài: Bọ xít và cây X; Bướm nâu và ong; Rắn lục và chim
chào mào; Cây X và bướm nâu.
c) Tập hợp các sinh vật trên cây X có phải là một quần xã hay không? Giải thích.
Loài sâu râu ăn lá cây cà chua. Ong bắp cày đẻ trứng trên lưng sâu râu,
trứng nở thành ấu trùng, sau đó ấu trùng lấy chất dinh dưỡng từ sâu râu và phát triển trong
kén thành ong trưởng thành ngay trên lưng sâu râu.
a. Mối quan hệ giữa sâu râu với cây cà chua có gì giống và khác so với mối quan hệ giữa
ấu trùng của ong bắp cày với sâu râu.
b. Nêu ứng dụng của các mối quan hệ trên trong sản xuất nông nghiệp.