Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Quảng Nam , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 10
Điểm GP 0
Điểm SP 16

Người theo dõi (8)

Đang theo dõi (6)


Câu trả lời:

.Phân bón với năng suất cây trồng
Một cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh tạo tiền đề cho một vụ mùa năng suất cao. Nên việc sử dụng phân bón đầy đủ cân đối để đạt năng suất cao nhất là rất quan trọng. Tuy nhiên, phân bón với cây trồng chỉ cần vừa đủ không được dư thừa hay thiếu, vậy nên cần nắm rõ nhu cầu của dinh dưỡng của từng giống cây, từng loại cây trồng, nếu thừa hay thiếu đều có tác dụng ngược lại, cây trồng kém phát triển, không ra hoa hoặc ra hoa ít, tỷ lệ đậu quả thấp, hiện tượng rụng hoa, trái non sinh lý nhiều, xảy ra hiện tượng năm được năm mất mùa giảm sút năng suất một cách nghiêm trọng.
Trong tất cả các điều kiện canh tác, khi tăng lượng phân bón sẽ làm nâng cao năng suất cây trồng những năng suất cây trồng tăng lên không tỉ lệ thuận với lương phân bón sử dụng tăng lên mà sẽ có xu hướng giảm sút. Lượng phân bón tăng lên thì năng suất sẽ tăng đến một giới hạn nhất định rồi sẽ không tăng nữa mà còn bị giảm xuống do dư thừa dinh dưỡng.
Phân bón ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng, quan trọng nhất là giai đoạn trước ra hoa và nuôi quả/trái. Sử dụng phân bón vào giai đoạn trước ra hoa là thời kỳ quyết định đến số lượng và chất lượng ra hoa, việc bón phân để cung cấp đủ các dưỡng chất vào giai đoạn này sẽ giúp cây ra hoa to, hoa nhiều, đồng loạt, khả năng đậu quả cao. Giai đoan cây nuôi trái/quả việc bón phân cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết sẽ thúc đẩy quá trình tích lũy các chất hữu cơ (tinh bột, protein, đường,…) giúp trái/quả to, nặng ký, trái đồng đều, kể cả với những loại giống tốt cũng chỉ đạt năng suất cao khi sử dụng phân bón cân đối, hợp lý.
3.Phân bón với phẩm chất, chất lượng của nông sản
Phẩm chất, chất lượng của nông sản bao gồm các chỉ tiêu về hình thái, màu sắc, thành phấn các chất dinh dưỡng, giá trị thương phẩm, trọng lượng,… và phân bón có tác động rất lớn tới phẩm chất, chất lượng của nông sản. Cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt thì mới có có khả năng cho năng suất cao, nông sản có chất lượng tốt.
Phẩm chất, chất lượng nông sản được quyết định bởi nhiều hợp chất hữu cơ mà những hợp chất hữu cơ đó được hình thành bởi các quá trình sinh hóa như quá trình hô hấp, quang hợp, chuyển hóa, vận chuyển các chất… của cây trồng và phân bón có ảnh hưởng lớn rất tới các quá trình đó, quyết định đến hàm lượng, tính chất các chất hữu cơ và các loại men để xúc tiến các quá trình đó.
Phân bón chứa hàm lượng kali lớn có tác động rất nhiều tới chất lượng nông sản, tăng hàm lượng đường, tinh bột trong nông sản.Kali còn làm màu sắc của nông sản đẹp hơn, tăng hương vị và thời gian bảo quản nông sản.
Các loại phân vi lượng có vai trò quan trọng trong việc hình thành, kích thích các men tham gia các hoạt động sống của cây như hô hấp, chuyển hóa các chất, quang hợp, vận chuyển các chất…
Phân bón chứa nhiều lân làm phẩm chất của nông sản tăng lên, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển, đồng hóa các chất hữu cơ tích lũy trong hạt/củ/quả, tham gia qua trình tổng hợp các chất.
Phân bón chứa hàm lượng nitơ (đạm) lớn làm lượng protein chứa trong nông sản tăng lên, giảm lượng xenlulo.
Tuy phân bón đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định chất lượng của nông sản nhưng với cây trồng chỉ cần đủ và cân đối mới đạt chất lượng tốt nhất. nếu dư thừa hoặc thiếu đều ảnh hưởng đến chất lượng, phẩm chất nông sản.
Ví dụ như dư thừa đạm sẽ khiến bộ lá xanh tốt, phát triển mạnh dễ bị đổ ngã, dễ bị sâu bệnh gây hại sẽ làm giảm năng suất, trái/quả/hạt nhỏ và số lượng ít làm ảnh hưởng về lượng của nông sản. trái/quả/hạt chin không đồng đều, thành phần, hàm lượng các chất (như tinh bột, đường, protein,…) tích lũy còn ít, vị nhạt, ăn không ngon,…làm ảnh hưởng về chất của sản phẩm, dư thừa đạm còn gây tồn dư NO3- trong nông sản không an toàn với sức khỏe của con người….thiếu lân, kali sẽ giảm sức đề kháng dễ bị sâu bệnh tấn công, sức chống chịu, dễ bị đổ ngã, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp, vận chuyển các chất hữu cơ, làm giảm hàm lượng đường, tinh bột,.. trong hạt/củ/quả.

Câu trả lời:

Tả cây phượng trong sân trường em

Ở sân trường em trống rất nhiều cây bóng mát, nào là cây bàng, cây đa.Nhưng đối với em đẹp và lộng lấy nhất vẫn là cây phượng vĩ, ở giữa sân trường.

Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô khổng lồ màu xanh đốm đỏ. Thân cây màu nâu sẫm, xù xì đẫm những u bướu. Lại gần, em thấy những chiế rẽ ngoằn ngoèo như đang uốn lượn trên mặt đất. Lá phượng thay đổi theo từng mùa trong năm.Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành khẳng khiu như những bàn tay gân guốc đang ngửa xin chút gì của thời gian. Xuân sang, những giọt mưa phùn đã đánh thức các mầm non bé xíu. Chỉ sau một đêm, phợng đã khoác lên mình một chiếc áo mới màu xanh tuyệt đẹp. Từ lúc lá mơn mởn đến lúc kết nụ chẳng lâu là mấy. Nụ phượng đẹp lắm: bé bé xinh xinh như các cúc áo kết từng chùm trắng xoá. Xuân qua, hè về, phượng bắt đầu nở hoa. Mỗi bông phượng có năm cánh mỏng, màu đỏ rực. Hoa phượng có mùi hương chẳng giống loài hoa nào, một mùi hương mà chỉ đám học trò chúng em mới hiểu. Vào những ngày hè oi bức, còn gì thú vị hơn khi được vui đùa cùng đám bạn dưới gốc cây râm mát này cơ chứ! Chúng em thường kể cho nhau nghe những câu chuyện tuổi học trò.Mấy đứa nghịch ngợm thìlấy nhị phượng chơichọi gà, đứa thì thách những cánh phượng làm thành chú bướm xinh ép vào trang vở. Cây phượng đẹp nhất vào tháng năm, lúc đó cả cây phượng nở tung ra một màu đỏ rực thắm giữa bầu trời xanh thoáng đãng. Khi ấy, phượng mang một sắc thái thật kiêu sa, dễ thương. Chúng em ngước nhìn lên cây phượng, bỗng thốt lên một câu:

Ôi! Đẹp quá! Đẹp quá! Hết mùa hoa phượng tàn dần, những cánh phượng rơi lả tả, lúc ấy cả sân trường tựa như trải lê tấm thảm nhung khổng lồ màu đỏ. Trên những cành phượng đã xuất hiện những quả phượng dài như quả bồ kết, khẽ đung đưa trước gió


Câu trả lời:

-Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu ki lô mét vuông, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính. Trên thế giới có sáu lục địa là lục địa Á - Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Ô-xtrây-li-a. lục địa Nam Cực và bốn đại dương là Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
-Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo chung quanh. Sự phân chia này chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế. chính trị. Trên thế giới có sáu châu là châu Á, châu Au, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương và châu Nam Cực.

-Nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ luôn trên > 20 độ C.
Mưa nhiều quanh năm.
Lượng mưa trung bình từ 1500-2500 mm/năm.
Độ ẩm cao (> 80%)
Biên độ thấp. Vị trí: Từ đường chí tuyến Bắc(23 độ 27' Bắc) đến chí tuyến Nam(23 độ 27' Nam)
-Đặc điểm:
+ Gió thổi chủ yếu: Gió tín phong
+Lượng mưa trung bình năm: từ 1000mm đến trên 2000mm
+Nhiệt độ: Nóng quanh năm -Môi tường Đới ôn hòa:
- Vị trí địa lí: Nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng từ Chí tuyến Bắc đến vòng cực ở hai bán cầu. Phần lớn nằm ở bán cầu Bắc, chỉ có một phần nhỏ ở bán cầu Nam.
- Những đặc điểm chung:
+ Phần lớn diện tích đất nổi nằm ở nửa cầu Bắc.
+ Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. Thời tiết thay đổi thất thường do các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực tràn tới.
+ Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ấm và ẩm vào đất liền làm thời tiết luôn biến động, rất khó dự báo.
+ Thiên nhiên thay đổi rõ rệt theo thời gian với bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông và theo không gian từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.
* Các kiểu môi trường đới ôn hòa:
- Môi trường ôn đới hải dương;
- Môi trường ôn đới lục địa;
- Môi trường Địa Trung Hải;
- Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm;
- Môi trường hoang mạc ôn đới. * Môi trường đới lạnh:
- Cấu tạo:
+ Bộ lông dày giữ nhiệt cko cơ thể.
+ Lớp mỡ dưới da dày giữu nhiệt, dự trữ năng lượng chống rét.
+Lông màu trắng (mùa đông) dễ lẫn với tuyết, che mắt kẻ thù.
- Tập tính:
+ Ngủ trong mùa đông hoặc di cư chống rét: tiết kiệm năng lượng, tránh rét, tìm nơi ấm áp.
+ Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ: thời tiết ấm hơn, để tận dụng nguồn nhiệt.
* Môi trường đới nóng:
- Cấu tạo:
+ Chân dài: hạn chế ảnh hưởng của cát nóng.
+ Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày: không bị lún, đệm thịt chống nóng.
+ Bướu mỡ lạc đà: dự trữ mỡ (nước trao đổi chất)
+ Màu lông nhạt, giống màu cát: giống màu môi trường.
- Tập tính:
+ Mỗi bước nhảy cao và xa: hạn chế tiếp xúc với cát nóng.
+ Di chuyển bằng cách quăng thân: hạn chế tiếp xúc với cát nóng.
+ Hoạt động vào bạn đêm: tránh nóng ban ngày.
+ Khả năng đi xa: tìm nguồn nước.
+ Khả năng nhịn khát: tìm nguồn nước, tiết kiệm nước.
+ Chui rúc vào sâu trong cát: chống nóng.

-Để thích nghi với môi trường khắc nghiệt và khô hạn, động thực vật đã tự hạn chế sự mất hơi nước trong cơ thể như đối với thực vật thì biến thành gai, thân cây bọc sáp…đối với động vật thì chui vô hang, vùi mình xuống cát, kiếm ăn ban đêm.

Ngoài ra, còn tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. Đối với thực vật thì thân cây hình chai, rễ dài…động vật thì chịu đói, chịu khát giỏi, uống nhiều nước, chạy nhanh, đi xa để tìm nước…

-Lũ quét, sạt lở đất là hiện tượng tự nhiên, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và thường xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi; xuất hiện phức tạp, bất ngờ khi hội tụ đủ yếu tố bất lợi về mưa, điều kiện địa hình, địa chất và lớp phủ. Nguyên nhân gây lũ quét, sạt lở đất thường là mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn, hoặc kéo dài nhiều ngày, địa hình chia cắt, độ dốc lưu vực và độ dốc sông suối, lớn nhất là các lưu vực có độ dốc từ 20 đến 30%, độ ổn định của lớp đất mặt yếu do quá trình phong hóa, độ che phủ của thảm thực vật thấp do bị tàn phá, làm mất độ giữ đất của rễ cây, giữ nước của lớp thảm phủ. Ngoài ra, việc khai thác lưu vực, hoạt động chặt phá rừng, xây dựng các hồ chứa, cắt xẻ, san gạt sườn đồi, núi… cũng làm mất độ giữ đất, giữ nước của rễ cây, mất ổn định sườn dốc, yếu độ liên kết đất đá và tăng các khả năng xói mòn.

-Thứ nhất, Biển - đảo nói chung mang lại rất nhiều thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế (đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, du lịch biển, dịch vụ, thương mại đường biển, các ngành khai thác khoáng sản,...), do đó, để đảm bảo các lợi ích lâu dài và bền vững, cần phải bảo vệ môi trường biển-đảo.

Thứ hai, môi trường biển-đảo là một thể thống nhất, ô nhiễm ở khu vực này có thể gây ra những hệ quả cho khu vực khác.
Thứ ba, biển-đảo là một phần chủ quyền thiêng liêng, cần phải bảo vệ và phát triển nó.
Thứ tư, biển đảo là nơi cư trú của rất nhiều loài sinh vật, bao gồm cả con người, nên bảo vệ môi trường biển-đảo là vấn đề cấp bách và sống còn.