đoạn mạch xoay chiều gồm điện trở cuộn dây thuần cảm và tụ điện mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp có dạng u = 400√2cos(100πt) V . Mắc các vôn kế lần lượt vào các dụng cụ trên theo thứ tự V1, V2, V3. Biết V 1 và V 3 chỉ 200V và dòng điện tức thời qua mạch cùng pha so với điện áp hai đầu đoạn mạch trên. Biểu thức u2 là?
A. 200√2 cos(100πt + π/2) V
B. 400 cos(100πt - π/4) V
C. 400 cos(100πt + π/4) V
D. 400 cos(100πt ) V
cho đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh gồm cuộn dây thuần cảm có hệ số tự cảm L = 2/π (H) tụ điện có điện dung C = 10^-4/π (F) và một điện trở thuần R. Điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện qua mạch có biểu thức là u = Uốc(100πt) V và i = Iocos(100πt - π/4) A. Điện trở R có giá trị là:
A. 400 ôm
B. 200 ôm
C. 100 ôm
D. 50 ôm
để tạo sóng dừng có 1 bó trên một sợi dây đàn hồi mềm ta buộc chặt một đầu sợi dây này và cho đầu tự do của nó dao động với tần số 10 Hz. Cắt sợi dây thành 2 phần để tạo ra sóng dừng có 1 bó trên phần thứ nhất ta phải cho đầu tự do của nó dao động với tần số 15 Hz. Để tạo ra sóng dừng có 1 bó trên phần còn lại ta phải cho đầu tự do của nó dao động với tần số:
A. 5 Hz
B. 30 Hz
C. 25 Hz
D. 13 Hz
buộc một sợi dây đàn hồi mềm dài 4 m vào một bức tường, cho đầu còn lại dao động với tần số 5 Hz thì thấy trên sợi dây có một sóng dừng ổn định. Hai đầu sợi dây là hai nút sóng ở giữa có một bụng sóng. Cắt sợi dây thành hai phần có độ dài bằng nhau rồi buộc một đầu của chúng vào tường. Để có được sóng dừng có một bụng và hai nút là ở hai đầu trên mỗi phần của sợi dây, ta phải cho đầu tự do của mỗi phần dao động với tần số:
A. 2,5 Hz
B. 5 Hz
C. 10 Hz
D. 20 Hz
cho hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động cùng pha bước sóng 4 cm đặt cách nhau 40 cm. Biên độ của các nguồn không thay đổi khi sóng truyền đi, có giá trị lần lượt là 3 mm và 4 mm. Yìm số điểm dao động với biên độ 5 mm trên đoạn thẳng nối 2 nguồn:
A. 22 B. 12 C. 40 D. 10