Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nghệ An , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 255
Điểm GP 67
Điểm SP 696

Người theo dõi (66)

TACA CHANNEL
Anh Ma
Thu Trang

Đang theo dõi (7)

Phúc Hoàng
Thảo Phương
Sen Phùng
Nấm Gumball

Câu trả lời:

Đề 1:

Thời gian dần trôi! Thấm thoát mà đã tám năm rồi. Tám năm-một khoảng thời gian không hề ngắn nhưng trong lòng tôi những kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường vẫn mới lung linh, tươi sáng không hề phai mờ.

Lại nhớ ngày đầu tiên đi học! Ngoài trời những cơn gió thu mơn man, nhẹ nhàng gõ cửa và đánh thức tôi dậy sớm hơn mọi ngày - Vì hôm nay là ngày đầu tiên tôi đi học. Cơn gió ấy cũng đánh thức bao điều mới lạ trong tôi: Hôm nay tôi diện bộ trang phục mới tinh, tôi có cảm giác: "hình như đây không phải là tôi nữa" và cả chiếc cặp cũng mới tinh đựng trong đó với bao: bút, thước, sách, vở ...đều mới cả. Lúc đó trong lòng tôi có hai cảm giác chính: Một là háo hức, vui sướng...khi được đi học cùng bao bạn bè. ôi...sao mà run thế... cả hồi hộp nữa vì tôi sắp phải đến nơi tôi chưa từng đến bao giờ.

"Con ơi"giọng nói ấm áp của mẹ đã đưa tôi ra khỏi dòng suy nghĩ bất chợt của một cậu bé nhỏ trong chiếc gương lớn ... Đồ ăn được bày trên bàn. Nhìn tôi ăn...ba, mẹ ôn tồn, bảo ban tôi những điều đầu tiên, cần thiết nhất cho tuổi học trò, những mong muốn cũng như những suy nghĩ của ba, mẹ tôi...

Cũng trên con đường ấy ba, mẹ tôi đưa tôi đến trường nhưng sao hôm nay, nó lại lạ đối với tôi. Dường như hôm nay nó xa hơn, tôi có cảm giác nó rất xa, xa như con đường đi thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng vậy! Đối với tôi, cái gì cũng trởnên mới lạ. Từ cảnh vật hai bên đường đến những viền mây trắng quấn quanh toà nhà cao tầng hay những tán cây mùa thu để những chiếc lá cứ từ từ buông tay lìa khỏi cành - rụng nhiều lắm - lấp đầy cả gốc cây nữa. Lúc đó, một cơn gió nhẹ nhàng thoáng qua mang theo khối không khí sạch tinh tươmngập tràn mùi sương và mùi cỏ dại... khiến tôi se lạnh

Xa xa, ngôi trường đã xuất hiện.Thường ngày nó nhỏ lắm... sao hôm nay lại to và cao thế?...Cổng trường mở rộng chào đón tất cả những mầm non tương lai của đất nước. Tôi chập chững cùng ba, mẹ tôi bước qua cổng trường. Với suy nghĩ non nớt, một câu hỏi được đặt ra thật ngốc nghếch:"Cổng trường to thế lỡ đổ xuống đầu mình thì sao nhỉ...?" Ý nghĩ ấy thoảng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn gió lướt ngang qua những ngọn cây và... tôi cảm thấy sợ...Tôi níu lấy tay ba, mẹ tôi bước vào biển người...quen thì ít màlạ thì nhiều.Thấy các anh, chị lớn nô đùa vui vẻ tôi cũng muốn nhảy ra góp vui nhưng lòng tôi còn e ngại và sợ sệt. Quay qua kia, nhìn thấy các bạn đồng trang lứa và dường như lúc đó các bạn cũng khép nép, ngượng ngùng, nấp sau bóng người thân giống như tôi. Thế là tôi đỡ run hơn. Bỗng nhiên, những tiếng trống đầu tiên vang lên. Tôi lại bắt đầu run. Còn một số bạn khác một phần vì giật mình, một phần vì sợ sẽ phải xa người thân nên đã bật khóc nhưng rồi thôi.

Buổi tập trung diễn ra rất nhanh, câu chúc cuối cùng của thầy hiệu trưởng với giọng nói ấm áp, khuôn mặt phúc hậu làm cho tôi cũng như các bạn khác đỡ sợ và thôi không khóc nữa. Khi chia lớp, tôi được chọn vào lớp 1a cùng hơn hai mươi người bạn khác. Các bạn ấy giờ đây mới thực sự phải rời xa người thân để vào lớp học. Từng giọt lệ nhẹ nhàng tràn ra khoé mi, rơi trên đôi má bầu bĩnh, rồi chảyxuống làm cay khoé môi mềm và đầm đìa ởcổ. Các bạn từ từ bước vào lớp mà mặt vẫn ngoảnh lại nhìn khi khoé mi đang ngập tràn nước măt. Và tôi cũng vậy, tuy đã cố kìm nén nhưng vì các bạn ai cũng khóc làm cho đôi mắt tôi cay nồng và rơm rướm nước mắt... Dường như có một dải lụa vô hình kéo tất cả chúng tôi lại với người thân hay đôi dép chúng tôi đang mang làm bằng một thứ kim loại nặng nềnào đó mà bước chân thật chậm chạp. Cuối cùng thì tôi và các bạn tôi cũng bước vào tới lớp dưới sự âu yếm, chào đón của người cô giáo trẻ cómái tóc đen dài ôm lấy khuôn mặt trái xoan và điểm tô lên nữa đó là cặp mắt đen láy. Cô dỗdành chúng tôi với vẻ mặt hiền hậu và giọng nói ngọt ngào làm cho những sợ hãi của chúng tôi tan biến hết. Tôi ngồi vào bàn - một cái bàn cũ nhưng sạch sẽ, sáng sủa. Tôi tự nhủ rằng: "nó sẽ mãi là người bạn tốt của tôi...Lúc đó, tôi cũng chỉ dám đưa hàng mi khẽ nhìn trộm người bạn ngồi bên cạnh và vừa kịp đểlại nơi ấy một nụ cười...Mà tôi đâu biết rằng đó là người bạn sẽ cùng tôi bước trên những tháng năm học trò. Gió thổi bạt đi những tiếng cười còn e ngại, sợ sệt (chưa tự nhiên) ấy. Và rồi những câu nói của cô giáo trẻ, những hạt bụi trắng bay trong gió, chúng tôi đã mở ra bài học đầu tiên. Bài giảng ấy thấm dần vào tâm trí mỗi cô bé, cậu bé ngày đầu bước đến trường như chúng tôi. Một vài chú chim nhỏ ríu rít gọi chúng tôi ngoài cửa sổvà nhanh chóng bay về nơi nào tôi cũng chưa biết nữa!... "Một cánh cửa lớn mởra một thế giới mới với những con đường rất dài, đểtôi bước đi...Tôi ước mong... tôi cũng bước đi xa mãi như cánh chim ấy luôn bay về phía chân trời và luôn đi về những vùng đất mới, khám phá những cái mới, cái hay. Và khi các bạn mở vờ ra tôi thôi suy nghĩ vẩn vơ và tập trung hơn vào bài giảng. Trang vờ đầu tiên mới tinh, sáng trắng và thơm phức toả ra khắp căn phòng. Từng nét bút của tôi khéo léo tô điểm lên trang vở đó - nét bút đầu tiên của tuổi học trò. Và tôi đã bắt đầu cảm nhận được cái hạnh phúc khi được đến trường.

Sẽ nhớ mãi, nhớ mãi cái kỉ niệm thân thương của ngày đầu tiên đi học. Những kỉ niệm ấy tuy ngắn ngủi nhưng ý nghĩa vô cùng và luôn trong lòng tôi như mới hôm qua.

Câu trả lời:

*Dàn ý bạn nha

*Mở bài:

Sinh thời Hồ Chủ tịch rất quan tâm đến công tác giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ tương lai. Người vừa lãnh đạo đất nước kháng chiến, vừa hết lòng chăm lo cho thế hệ học sinh, những người sẽ kế tục sự nghiệp cách mạng. Trong bức thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Người đã thiết tha căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bưới lên đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

*Thân bài:

* Giải thích:
– Lời căn dặn của Bác có ý nghĩa: Chính thế hệ học sinh hôm nay sẽ là người chủ tương lai của đất nước. Bằng sức mạnh của trí tuệ và tri thức của mình làm cho non sông Việt Nam trở nên tươi đẹp, dân tộc Việt Nam hùng mạnh sánh vai cùng các nước năm châu. Để làm được điều đó, tất cả học sinh phải ra sức học tập và rèn luyện bản thân ngày càng tiến bộ.
– Lời căn dặn ngắn gọn nhưng hàm chứa được niềm kì vọng lớn lao của Bác vào thế hệ học sinh hôm nay. Người cũng đề cao việc học tập và nhấn mạnh chỉ có cố công học tập mới đủ sức mạnh làm chủ và xây dựng đất nước.

* Tại sao học sinh chăm chỉ học tập mới có thể làm chủ và dựng xây đất nước tươi đẹp, dân tộc hùng mạnh:

– Hồ Chí minh đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Lê-nin, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Nga cũng từng phát biểu: “Tri thức là sức mạnh, ai có tri thức người đó có sức mạnh”. Tri thức chính là sức mạnh, là vũ khí để chúng ta chống lại kẻ thù, chống lại sự lạc hậu, chiến thắng khó khăn, đưa đất nước đi lên, đuổi kịp nền tri thức khoa học, làm đất nước phát triển, hùng mạnh. Thực tế đã chứng minh, trong thời đại mới, ai làm chủ được tri thức sẽ làm chủ được bản thân, làm chủ được đất nước, thoát khỏi sự lệ thuộc vào các nước lớn. Một minh chứng tiêu biểu nhất là sức mạnh quật cường của dân tộc Nhật Bản trong thế kỉ 20. Từ một đất nước lạc hậu, yếu kém, người Nhật đã dũng cảm vượt thoát ra khỏi ý thức hệ phương Đông, ra sức học tập các tiến bộ khoa học kĩ thuật phương Tây, mạnh mẽ cải cách đất nước và trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới chỉ sau vài thập kỉ phát triển. Chính nhờ tinh thần học tập không ngừng nghỉ đã giúp người Nhật trở thành một trong những dân tộc mạnh mẽ, sáng tạo và làm việc hiệu quả nhất thế giới.
– Học sinh là thế hệ trẻ tuổi, đang học tập và rèn luyện trên ghế nhà trường. Nhiệm vụ của học sinh là học tập. Chỉ có học tập mới có tri thức, mới phát triển nhân cách, kiện toàn năng lực bản thân, đủ sức đảm nhiệm và hoàn thành công việc, tạo ra lợi ích cho đất nước. Đặc biệt là nhiệm vụ kháng chiến chống kẻ thù, giành lại độc lập cho dân tộc. Kẻ thù hùng mạnh, vũ khí tối tân, trình độ tri thức tiên tiến. Nếu ta không nắm vững và vận dụng được tri thức, không biến tri thức thành sức mạnh thì không thể chiến thắng kẻ thù, không thể có tự do. Có thể nói tri thức chính là con đường dẫn đến tự do, có tri thức là có tự do.
– Chỉ có tri thức mới đưa dân tộc bắt kịp tốc độ phát triển của thế giới. Bởi có tri thức con người sẽ tạo ra nhiều của cải, tăng cường tiềm lực kinh tế, khẳng định vai trò làm chủ, quyết định sức mạnh của một dân tộc. Một đất nước hùng mạnh là bởi có nền học thức cao, có nhiều người tài giỏi, ngày đêm hăng say lao động dựng xây và bảo vệ đất nước.

* Đánh giá:

Lời căn dặn của Bác không những hết sức đúng đắn đối với tình hình đất nước lúc đó mà còn có ý nghĩa đến muôn đời. Trong thời đại ngày nay, khi nền công nghệ, thông tin bùng nổ, thế giới diễn biến hết sức phức tạp, lời dạy của Bác càng được khẳng định mạnh mẽ.

* Để làm theo lời Bác căn dặn, chúng ta phải học tập như thế nào:

– Học sinh phải ra sức thi đua học tập không ngừng nghỉ, tiếp cận, tiếp nhận nền tri thức hiện đại nhất của thế giới. Bên cạnh đó biến tri thức thành sức mạnh, thành hành động cụ thể để dựng xây đất nước.
– Học sinh không ngừng rèn luyện nhân cách, nhân phẩm và bản lĩnh sống cao đẹp trong thời đại mới. Một nền tri thức mạnh mẽ kết hợp với lý tưởng sống cao đẹp ở mỗi con người mới có thể mang lại sự cống hiến lớn lao vì sự tiến bộ của dân tộc, tăng cường sức mạnh của tổ quốc.
– Học sinh phải gắn kết chặt chẽ giữa nhiệm vụ học tập, lao động và nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Đó là trách nhiệm chung của cả dân tộc, ai cũng phải nỗ lực. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ như Bác Hồ đã từng căn dặn.

* Phê phán:

– Ngày nay, vẫn còn có nhiều học sinh không chịu nỗ lực học tập, rèn luyện bản thân, trau dồi tri thức. Họ lười biếng, ỷ lại, trốn tránh trách nhiệm, thậm chí còn có những hành vi sai trái, trái với lời dạy của Bác. Những học sinh như thế thật đáng chê trách.

* Bài học:

– Là học sinh, phải biết học tập và làm theo lời Bác dạy. Lấy học tập tốt làm mục tiêu để phấn đấu rèn luyện mình trở thành người hữu ích, đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.

*Kết bài:

Dù đã hơn 60 năm trôi qua nhưng lời dạy của Bác vẫn còn rạng ngời giá trị, là ngọn đuốc sáng bất diệt soi bước chân ta trên con đường tiến tới tương lai.

Chúc bạn học tốt nha