Câu 1: Chương trình bảng tính giúp trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các phép toán cũng như xây dựng biểu đồ một cách trực quan các số liệu có trong bảng.
Câu 2:
-Chọn 1 ô: Đưa con trỏ chuột tới ô đó rồi nháy chuột
-Chọn 1 hàng: Nháy chuột tại nút tên hàng
-Chọn 1 cột: Nháy chuột tại nút tên cột
-Chọn 1 khối: Kéo thả chuột từ 1 ô góc nào đó đến ô ở góc đối diện
* Chọn các khối rời rạc nhau:
+ Nhấn giữ phím Ctrl
+ Đồng thời chọn lần lượt các khối
Câu 3: Màn hình làm việc chính của Excel
-Các dải lệnh hỗ trợ tính toán của Excel: Fomulas, Data: dùng để thực hiện các phép tính và xử lý số liệu.
- Thanh công thức: là công cụ đặc trưng của bảng tính, dùng để nhập, hiển thị dữ liệc hoặc công thức trong ô tính.
-Trang tính
+ Là miền làm việc chính của bảng tính gồm các hàng và các cột.
+Giao của một hàng cà một cột được gọi là ô tính.
Câu 4: Kí hiệu của phép toán trong Excel:
+ : phép cộng; - : phép trừ
* : phép nhân; / : phép chia
2^4: Lũy thừa; % : phần trăm
Câu 5:
Hàm tính tổng:
- Tên hàm: Sum
- Cú pháp: =Sum(a,b,c,...)
-Trong đó: Các biến a, b, c là các số hay địa chỉ của cách ô tính. Số lượng các biến không hạn chế.
Hàm tính trung bình cộng:
- Tên hàm: Average
- Cú pháp: =Average(a,b,c,...)
-Trong đó: Các biến a, b, c là các số hay địa chỉ của cách ô tính. Số lượng các biến không hạn chế.
Hàm xác định giá trị lớn nhất:
-Tên hàm: Max
- Cú pháp: =Max(a,b,c,...)
-Trong đó: Các biến a, b, c là các số hay địa chỉ của cách ô tính. Số lượng các biến không hạn chế.
Hàm xác định giá trị nhỏ nhất:
-Tên hàm: Min
- Cú pháp: =Min(a,b,c,...)
-Trong đó: Các biến a, b, c là các số hay địa chỉ của cách ô tính. Số lượng các biến không hạn chế.
Các bước nhập hàm vào ô tính:
B1: Chọn ô cần nhập hàm
B2: Gõ dấu =
B3: Nhập hàm theo đúng cú pháp
B4: Nhấn phím Enter