Người ta thả một chai sữa trẻ em vào một phích nước đựng nước ở nhiệt độ t = 40oC. Sau đó một thời gian lâu, chai sữa nóng đến nhiệt độ t1=36oC, người ta lấy chai sữa này ra và tiếp tục thả vào phích một chai sữa khác giống như chai sữa trên. Hỏi chai sữa này sẽ được làm nóng tới nhiệt độ nào? Biết rằng trước khi thả vào phích các chai sữa đều có nhiệt độ t0= 18oC. Bỏ qua sự mất mát nhiệt do môi trường.
Trong ruột của một khối nước đá lớn ở 0oC có một cái hốc với thể tích V = 160cm3. Người ta rót vào hốc đó 60g nước ở nhiệt đọ 75oC . Hỏi khi nước nguội hẳn thì thể tích hốc rỗng còn lại bao nhiêu? Cho khối lượng riêng của nước là Dn = 1g/cm3 ; nhiệt dung riêng của nước là C = 4200 J/kg.K và để làm nóng chảy hoàn toàn 1kg nước đá ở nhiệt độ nóng chảy cần cung cấp một nhiệt lượng là 3,36.105 J
8/4=2
Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m(kg) ở nhiệt độ t1 = 230C, cho vào nhiệt lượng kế một khối lượng m(kg) nước ở nhiệt độ t2 . Sau khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước giảm đi 90C . Tiếp tục đổ thêm vào nhiệt lượng kế 2m (kg) một chất lỏng khác ( không tác dụng hóa học với nước ) ở nhiệt độ t3= 45 độ C , khi có cân bằng nhiệt lần hai , nhiệt độ của hệ giảm 10 độ C so với nhiệt độ cân bằng nhiệt lần thứ nhất. Tìm nhiệt dung riêng của chất lỏng đã đổ thêm vào nhiệt lượng kế , biết nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là c1 = 900J/kg.K và c2 = 4200J/kg.K . Bỏ qua mọi mất nhiệt khác.