Nhà phê bình Hoài Thanh từng nhận xét:" Thơ Bác đầy trăng". Quả thực trăng với Bác từ lậu đã trở thành những người bạn tâm tình. Trăng theo Bác vào nhà ngục. Trăng lai cùng Bác hành quân len đến chiến khu. Trăng chia sẻ ân tình. Trăng bầu bạn, trăng làm đẹp người và Người tôn thêm vẻ đẹp của trăng. Đọc bài thơ Cảnh khuya, một bài thơ Bác làm khi còn ở chiến khu việt Bắc. chúng ta sẽ cảm nhận được sự tuyệt vời về vẻ đẹp của cả nhân cách con người vẩn ánh trăng.
Bài thơ mở đầu bằng cảnh:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Hai câu thơ là một bức họa, một bức họa diệu lì khi nét bút hòa trong tiếng nhạc. Hình như ai đó đang cấy lên tiếng hát đều đều và xa xa. Nhưng không, tiếng vọng êm êm giữa buổi đêm thanh tĩnh ấy chính là tiếng suối. Xưa Nguyễn Trãi đem tiếng suối so với tiếng đàn cầm đã đủ thi vị và táo bạo.Nay nhà cách mạng của chúng ta lai làm cho tiếng suối trở mên độc đáo và quaen thân hơn nữa khi người cảm nhận nó như tiếng hát của một con người. Giữa rừng núi mênh mông và ngay trong đêm khuya khoắt, tiếng suối (tiếng hát) kia gần gũi và đầm ấm biết bao.
Nếu như câu đầu chưa rõ là trang thì câu thứ hai là một bức trang thực sự:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh có trăng, Có cây,có hoa nhưng không phải là ba sự vật tách rời mà tất cả đang hòa quyện là một. Hai từ lông xếp lên nhautạo cho bức tranh những vòng tròn huyền ảo. Trăng chiếu xuông bóng cây. Ánh trăng xiên qua từng kẽ lá mà trải dài trên mặt đất thành muôn ngàn đóa hoa trăng. Câu thơ thứ hai là một sự cảm nhận và diễn đạt đầy tinh xảo của nhà thơ cách mạng
Cảnh cuốn hút lấy người đọc rồi không biết vô tình hay hữu ý lại tạc nên dáng hình người nữa:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Thi nhân xuất hiện nhưng tát cả đường như rất êm ái nhẹ nhàng. Con người giò đây cũng là ột phần trong cái vẻ đạp của đêm trăng.Nhưng người đọc bắt đầu nghỉ đến: Vậy nhân vật trữ tình thúc để là chi? Để ngắm trăng hay đề vương vấn một nỗi niềm nào khác. Nói nhà thơ trằn trọc không phải để ngắm trăng để xem thì e là không phải. Bởi nếu chỉ vô tình gặp và thờ ơ với cảnh thì chẳng bao giờ có thể vẽ lên một bức tranh có hồn như thế. Vậy là vẻ đẹp trước tiên trong nhân cách con nhười chính là tình yêu cái đẹp. Bác thức để thưởng ngoạn, để say đắm thiên nhiên. Thế nhưng, ý tứ của câu lại cho chúng ta thêm một suy nghĩ nữa. Suy nghỉ ấy, Bác nó rõ ràng ở câu thơ cuối của bài thơ: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà . ồ! vậy ra đây mới là phần trong trẻo nhất trong tâm hồn Bác. Cảnh thiên nhiên đẹp nhưnh Bác còn canh cánh một nỗ lòng với nước. Bác thưởng trăng say đắm nhưng Bác còn lo cho vận mệnh nước nhiều hơn.
Đọc thơ Bác, chúng ta vừa mến yêu lại vừa cảm phục. Thơ Bác chính là tâm hồn Bác. Nó là tâm hồn của một người cách mạng rất yêu đời và lạc quan. Thơ Bác đã trở thành một biểu tượng cho vẻ đẹp của tâm hồn vừa rất dân tộc, vừa rất Á Đông, vừa cổ điển vừa hiện đại.