HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Fe2O3 vào dung dịch HI dư.
(2) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2
(3) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
(4) Sục khí CO2 vào dung dịch nước Javen.
(5) Cho kim loại Be vào H2O.
(6) Sục khí Cl2 vào dung dịch nước Br2.
(7) Cho kim loại Al vào dung dịch HNO3 loãng nguội.
(8) NO2 tác dụng với nước có mặt oxi.
(9) Clo tác dụng sữa vôi (30°C).
(10) Lấy thanh Fe ngâm trong dung dịch H2SO4 đặc nguội, rồi lấy ra cho tiếp vào dung dịch HCl loãng.
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa - khử xảy ra là:
A. 8.
B. 6.
C. 5.
D. 7.
Đốt cháy hết m gam hỗn hợp H gồm ba peptit X, Y, Z đều mạch hở, thu được 36,52 gam CO2 và 14,67 gam H2O. Cho m gam H tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được muối khan T. Đốt cháy hết T, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 44,2 gam. Biết hai α-amino axit tạo nên X, Y, Z no, chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2; X và Y là đipeptit và có cùng số nguyên tử cacbon; tổng số nguyên tử oxi trong ba peptit bằng 12. Tổng số nguyên tử trong ba phân tử của ba peptit là:
A. 87
B. 67
C. 92
D. 72
Cho dãy các chất sau: PVC, etyl axetat, tristearin, lòng trắng trứng (anbumin), glucozơ, saccarozơ, tinh bột. Số chất trong dãy bị thủy phân trong môi trường axit là
A. 6
B. 3
C. 5
D. 4
Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. FeCl3, MgO, Cu, Ca(OH)2, BaCl2.
B. Ba(NO3)2, Na2CO3, (NH4)2SO4, NaOH.
C. Zn, Fe, (NH4)2CO3, CH3COONa, Ba(OH)2.
D. Al, Fe, BaO, BaCl2, NaCl, KOH.
1 hợp chất của nguyên tố T có hoá trị là 3 với Oxi tróng đó T chiếm 53% về khối lượng
a. xác định nguyên tử khối , tên nguyên tố T
b. viết công thức hoá học của hợp chất và tính PTK của hợp chất