Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 9
Số lượng câu trả lời 530
Điểm GP 15
Điểm SP 1042

Người theo dõi (139)

Đang theo dõi (49)


Câu trả lời:

Trong cuộc sống, trên hết của cải, tiền bạc, con người ta trân trọng nhất thái độ ứng xử giữa người với nhau. Chính vì lẽ đấy, dân gian ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. 
Trong câu nói đó, “tiên học lễ” nghĩa là con người trước hết phải co một phẩm chất đạo đức tốt, phải học được những thái độ ứng xử phù hợp với lề thói xã hội, sau đó, khi đã có được một nhân cách hoàn thiện thì mới bắt đầu học đến những bộ môn khoa học khác, đấy là “hậu học văn”. Tóm lại, câu nói của người xưa muốn truyền dạy cho thế hệt chúng ta rằng làm người trước tiên phải biết lễ nghĩa, đạo đức từ đó mới tạo nên một nền tảng tốt để học tập đỗ đạt được. Một con người nhận thức được những điều đó thì sẽ biết kính trên nhường dưới, biết “cảm ơn”, “xin lỗi” đúng lúc, biết phân biệt phải trái để có những hành động đúng mực đối với mọi người, hơn nữa, khi đã được dạy dỗ thì người đó sẽ biết suy nghĩ để làm việc, học tập nghiêm túc, chăm chỉ, không phụ lòng những người đã tin tưởng mình. Đấy là những thể hiện của một con người đã học được chữ “lễ” và chữ “nghĩa”. 
Lễ nghĩa là một trong những truyền thống quan trọng trong xã hội Việt Nam. Điều đó sẽ giúp con người tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, hàng xóm, đem lại một niềm tự hào cho gia đình, được mọi người yêu thương, quý mến, coi trọng. Ngoài ra, tạo được uy tín trong công việc, sự nghiệp thành đạt. Hơn thế nữa, khi có ý thức thì con người sẽ biết sắp xếp, tổ chức việc học, việc làm một cách khoa học, từ đó, công việc của họ luôn được hoàn thành, có hiệu quả, cuộc sống sẽ trở nên nề nếp và thanh thản hơn. Xin lấy ví dụ từ giáo sư Ngô Bảo Châu, sinh ra trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, nhờ được giáo dục ý thức từ nhỏ, nên ông đã có thái độ nghiêm túc trong việc học, cùng với sự cố gắng, ông đã thành công ngoài mong đợi. Vậy là đối với một con người, một nền tảng nhân cách tốt sẽ giúp họ có một tiền đồ tươi sáng, thành đạt. 
Thế nhưng, khi không cư xử lễ độ trong cuộc sống, chỉ “học văn” mà không “học lễ” thì học tập họ có thể làm tốt, nhưng họ không tạo được mối quan hệ tốt với bạn bè, không biết cư xử phải phép với mọi người thì họ sẽ không nhận được sự yêu mến, đồng cảm của những người xung quanh. Từ đó, cuộc sống của họ sẽ bị cô lập, xa lánh, không có niềm vui và chia sẻ. Chưa hết, khi không có sự hợp tác, giúp đỡ, tinh thần không được tỉnh táo, thoải mái thì công việc lại càng gặp nhiều khó khăn, dễ bị phân tâm, khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Như Hồ Chủ tịch đã nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì không dùng được”. Ngoài ra, cuộc sống vẫn còn những kẻ đạo đức giả, cố tỏ ra lễ phép, có tài nhưng sau lưng luôn phá ngầm, gây khó cho người khác, vừa không có đức mà lại không có tài, thật đáng lên án. Tóm lại, nhân cách không tốt thì chỉ kéo theo những hậu quả xấu, những điều không mong muốn. 
Vì những lẽ đó, trẻ em từ nhỏ nên được giáo dục từ gia đình và nhà trường, nên được rèn luyện một nếp sống, một nền tảng đạo đức bởi “cây non dễ uốn”. Còn những người trẻ, đã trưởng thành thì nên học tập những kỹ năng sống cần thiết như hoạt động nhóm, giao tiếp xã hội, nói trước đám đông. Quả thật, con người ta cần có một thái độ sống tích cực thì mới mong đạt được thành công trong mọi việc. 
Người xưa thật đúng đắn khi cho rằng có “học lễ”, có đạo đức thì sau đó con người ta mới “học văn” mới có thể giúp ích cho xã hội được. Để thay lời kết, xin trích dẫn câu nói: “Học để làm người, học để làm việc”.

Câu trả lời:


Tục truyền rằng, vào đời Hùng Vương thứ mười tám, tại kinh đô Phong Châu đã diễn ra một cuộc giao chiến hết sức quyết liệt. Năm đó, vua Hùng mở cuộc kén rể để chọn phò mã. Ông thương yêu con gái hết mực nên muốn tìm cho con một người chồng thật xứng đáng. Tiếng lành đồn xa, các tráng sĩ từ khắp mọi miền đổ xô về kinh thành. Được tin, Sơn Tinh và Thủy Tinh cũng sắm sửa về thành Phong Châu. Sơn Tinh là thần núi, trú ngụ tại núi Tản Viên sơn, Thủy Tinh là thần biển, sống ở nơi biển cả.

Nổi bật trong số các chàng trai là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Mỗi người lại có những tài lạ khác nhau: Sơn Tinh vẫy tay về phía đông thì núi đồi mọc lên trùng điệp, vẫy tay về tây thì ở đó nổi lên cồn bãi; còn Thủy Tinh có tài hô mưa, gọi gió, dâng nước. Thủy Tinh có bộ râu xanh rì, trông có vẻ hung dữề Nhưng Sơn Tinh lại có vẻ oai dũng hơn. Mỗi người mỗi vẻề Vua Hùng đưa ra các câu đố, các thử thách nhưng không ai chịu kém ai. Có vẻ như họ đã say đắm Mị Nương ngay từ lần gặp đầu tiên. Nhưng trong hai người, biết chọn người nào? Họ đều là những vị thần có nhiều tài lạ, cũng đều là những tráng sĩ văn võ song toàn. Mị Nương xinh đẹp, hiền dịu, cầm kì thi họa đều giỏi thì chỉ có một, nên gả cho ai đây? Gả cho Sơn Tinh, Thủy Tinh sẽ chẳng để yên, còn gả cho Thủy Tinh, Sơn Tinh cũng chẳng vừa lòng. Vua Hùng họp các vị đại thần lại. Mỗi người đưa ra một ý kiến nhưng Sơn thần và Thủy thần vẫn ngang sức ngang tài. Cuối cùng, vua phán:

- Thôi được, hai con người nào cũng tài giỏi nhưng Mị Nương của ta chỉ có một. Vậy để cho công bằng, ta sẽ đưa ra các lễ vật: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chúi ngà, gà chúi cựa, ngựa chín hồng mao... Ta nghĩ chúng không khó đối với các con nên sáng mai, ai đem lễ vật đến trước sẽ được lấy Mị Nương.

Hai chàng từ biệt thành Phong Châu và tức tốc đi tìm lễ vật. Họ phải băng đèo lội suối, lặn lội ncri rừng thẳm mới kiếm được lễ vật. Việc tìm kiếm nơi rừng núi đã quá quen thuộc với Son thần, còn với Thủy thần, đây là công việc khá khó khăn. Ngay đêm hôm đó, các lễ vật đã được xếp đầy đủ trong nhà Sơn Tinh. Mới tờ mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước cổng thành và rước Mị Nương về núiề Vua Hùng tỏ vẻ ưng ý với người con rể này.

Ngay sau đó, Thủy Tinh rước kiệu đến. Biết được vua Hùng đã nhận lễ vật của Sơn Tinh, Thủy Tinh đùng đùng nổi giận, hô mưa gọi gió, kéo sấm chớp về kinh thành làm rung chuyển cả đất trời và đuổi theo Sơn Tinh, đòi cướp Mị Nương. Bầu trời bỗng bị mây đen phủ kín. Nước từ đâu đổ về cuồn cuộn như những con rồng lớn đang lao thẳng vào bờ, cuốn phăng các ngôi nhà. Dân chúng hoảng loạn, chạy vội lên núi. Thấy động, Sơn Tinh hiểu ngay được chuyện gì đang xảy ra và tức thì chống trả. Đất trời lại rung lên lần nữa. Lần này không phải là nước mà là núi. Núi đang nhô dần lên khỏi

mặt nước. Sơn Tinh đã dùng phép lạ đánh thức các ngọn núi. Các ngọn núi choàng tỉnh, vươn vai và bỗng cao dần lên. Nước dâng đến đâu thì núi cao lên đến đó, rồi mưa, sấm sét kéo đến. Nhưng núi không chịu thua. Cả hai bên trổ hết tài năng trong cuộc chiến này. Không ai chịu kém ai. Nước tràn về đồng bằng thì ở đó lập tức xuất hiện đê đập, lũy đất ngăn dòng nước bạo tàn. Sơn Tinh không chỉ dùng phép lạ mà còn dùng chính sức mình dời non lấp bể làm ai ai cũng thán phục. Thành Phong Châu, nhả cửa, ruộng vườn chìm ngập trong biển nước. Đã mấy tuần dân phải sống trong cảnh lụt lội vậy mà trận chiến vẫn chưa kết thúc. Nhưng đến tuần trăng thứ hai thì sức Thủy Tinh đã kiệt, tuy vẫn chưa cướp được vợ. Sức Sơn Tinh vẫn vững vàng nên Thủy thần đành phải bất mãn thu quân về. Bầu trời trở lại trong xanh, nước dần dần rút đi. Sơn Tinh giúp bà con dựng lại nhả cửa và chung sống hạnh phúc với Mị Nương.

Tuy vậy, thần Biển vẫn ôm mối hận cũ, hàng năm cứ vào khoảng tháng sáu, tháng bảy âm lịch là lại kéo quân về, gây chiến với thần Núi. Và lịch sử luôn lặp lại, thần Núi đại thắng còn thần Biển luôn gục thua.
Cái này mình gõ trên Word lâu rồi, bây giờ mình sao chép!