Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Tĩnh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 41
Số lượng câu trả lời 1082
Điểm GP 91
Điểm SP 1163

Người theo dõi (200)

74^m ku73
Vũ Quốc Phong
Nhím Ngốc
Thảo Vy

Đang theo dõi (8)

Đàm Ngọc Linh
meo xinh (muvik)
Chu Diệu Linh
Park Chanyeol
EXO
EXO

Câu trả lời:

Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nỗi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta "Sống chết mặc bay,tiền thầy bỏ túi".Câu tục ngữ như một lời phê phán,lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén,lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những con người mà mình phải có trách nhjệm.Sự lựa chọn,cách đặt nhan đề của nhà văn Phạm Duy Tốn rất độc đáo và chính xác,nó tạo nên sự kỳ thú kích thích trí tò mò người đọc,người nghe.Từ nhan đề ấy người đọc có thể khái quát được những đặc điểm nổi bật tiêu biểu của nhân vật trung tâm- tên quan phụ mẫu mà ko làm mất đi tính lôi cuốn của nhan đề.Bằng cách xây dựng nhân vật qua nhjều hình thức ngôn ngữ như tả,kể và đặc biệt là đối thoại,tác giả đã đưa ta đến vs cuộc sống vinh hoa phú quý của bọn cầm quyền độc ác mà cụ thể là cuộc sống của tên quan phụ mẫu có trách nhiệm hộ đê trong truyện.Một người quan uy nghi,chễm chệ ngồi.Tay trái dựa gối xếp,chân phải duỗi thẳng ra,để cho tên người nhà qùy ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy...Cuộc sống ấy hoàn toàn trái ngược vs cuộc sống lầm than,cơ cực của nhân dân.Sung sướng vậy thì việc gì phải quan tâm ai."sống chết mặc bay"cần gì lo nghĩ,cần gì bận tâm cứ hưởng lạc được rồi. Nhan đề truyện ngắn đã tích cực góp phần khắc họa chử đề và làm nổi bật tính cách nhân vật. Thông qua tên quan phủ,tác gjả đã lên án thái độ vô trách nhiệm,vô lương tâm bè lũ quam lại cầm quyền đồng thời tỏ ra thương xót cho tính mạng người dân bị rẻ túng,đó cũng chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Câu trả lời:

Tham khảo nha bạn!!!!

Người ta cho rằng “khi thói ích kỉ trở thành lối sống của con người thì tình yêu thương và sự sẻ chia sẽ chỉ còn là những giá trị lạc lõng”. Chúng ta hãy cùng suy ngẫm một chút để thấy rằng: đằng sau vấn đề nổi cộm về một lối sống tiêu cực của con người, là bài học vô cùng quý giá và sâu sắc. “Thói ích kỉ” trong nhận định trên nên được hiểu là lối sống thực dụng, vụ lợi, đặt quyền lợi , địa vị của bản thân lên trên hết, mà không coi trọng lợi ích của tập thể hay quyền lợi của người khác. Những người nhiễm “thói ích kỷ” nhất định thờ ơ với cộng đồng, thờ ơ với những người sống xung quanh. Bới tôn chỉ của họ là “đèn nhà nhà nào rạng nhà ấy”, “sống chết mặc bây”. Hơn thế nữa, họ sẵn sàng vì quyền lợi của mình mà bỏ qua lợi ích chung của tập thể, hoặc thậm chí là gây tổn hại cho người khác. Rõ ràng, trong ý niệm của những người nhiễm “thói ích kỷ”, không thể nào tồn tại hai tiếng “sẻ chia”. Bởi “sẻ chia” và “ích kỷ” là hai xu thế đối nghịch nhau. Nếu “ích kỉ” nghĩa là chỉ biết đến bản thân mình, thì “sẻ chia” là hành động hướng về người khác, “thương người như thể thương thân”. Người có khả năng sẻ chia là người có tấm lòng nhân hậu, biết cảm thông và thấu hiểu. Thông qua sẻ chia mà trái tim được sưởi ấm, linh hồn được cứu rỗi, và người gần người hơn, nhân tính hơn.