Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 3
Số lượng câu trả lời 12
Điểm GP 0
Điểm SP 2

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Thứ hai, ngày 02/04/2018 | 02:20 PM (GMT +7)Facebook Twitter Google Bookmarks Google BookmarksHiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là các vấn nạn môi trường ngày càng tăng cao. Trong đó, tình trạng ô nhiễm mô trường, suy thoái môi trường cũng như sự cố môi trường đang là vấn đề được quan tâm và nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây. Những vấn nạn này đều gây ảnh hưởng xấu cho con người và sinh vật và sự thay đổi này chủ yếu do những tác động của con người tới môi trường. Do đó hầu hết mọi người đều nhầm tưởng tất cả đều là ô nhiễm môi trường. 

Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014 đã kế thừa các khái niệm này(Khoản 8, 9, 10 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014). Theo đó:

1) Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (Khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014).

Sự biến đổi các thành phần môi trường có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các chất gây ô nhiễm. Các chất gây ô nhiễm được các nhà khoa học định nghĩa là chất hoặc yếu tố vật lí khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm. Thông thường các chất gây ô nhiễm là chất thải, tuy nhiên, chúng còn có thể xuất hiện dưới dạng nguyên liệu, thành phẩm, phế liệu, phế phẩm... và được phân thành các loại sau đây: 

+ Chất gây ô nhiễm tích lũy(chất dẻo, chất thải phóng xạ) và chất ô nhiễm không tích lũy(tiếng ồn);

+ Chất gây ô nhiễm trong phạm vi địa phương (tiếng ồn), trong phạm vi vùng(mưa axit) và trên phạm vi toàn cầu(chất CFC);

+ Chất gây ô nhiễm từ nguồn có thể xác định(chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm không xác định được nguồn(hóa chất dùng cho nông nghiệp);

+ Chất gây ô nhiễm do phát thải liên tục (Chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm do phát thải không liên tục(dầu tràn do sự cố dầu tràn).

Kết quả hình ảnh cho Ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường là gì ?!

2) Suy thoái môi trường: là sự giảm về số lượng và chất lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật (Khoản 9 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014)

Một thành phần môi trường khi bị coi là suy thoái khi có đầy đủ các dấu hiệu:

i) Có sự suy giảm đồng thời cả về số lượng và chất lượng thành phần môi trường đó hoặc là sự thay đổi về số lượng sẽ kéo theo sự thay đổi về chất lượng các thành phần môi trường và ngược lại. Ví dụ: số lượng động vật hoang dã bị suy giảm do săn bắt quá mức hay diện tích rừng bị thu hẹp sẽ kéo theo sự suy giảm về chất lượng của đa dạng sinh học;

ii) Gây ảnh hưởng xấu, lâu dài đến đời sống của con người và sinh vật. Nghĩa là sự thay đổi số lượng và chất lượng các thành phần môi trường phải đến mức gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của con người hoặc gây những hiện tượng hạn hán, lũ lụt, xóa mòn đất, sạt lở đất ... thì mới con thành phần môi trường đó bị suy thoái.

Số lượng và chất lượng các thành phần môi trường có thể bị thay thế do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do hành vi khai thác quá mức các yếu tố môi trường, làm hủy hoại các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt trong khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật...

Các cấp độ của suy thoái môi trường cũng được chia thành: suy thoái môi trường, suy thoái môi trường nghiêm trọng, suy thoái môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Cấp độ suy thoái môi trường đối với một thành phần môi trường cụ thể thường được xác định dựa vào mức độ khan hiếm của thành phần môi trường đó, cũng như dựa vào số lượng các thành phần môi trường bị khai thác, bị tiêu hủy so với trử lượng của nó.

3) Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng (Khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014). Sự cố môi trường có thể xảy ra do: 

- Bão, lũ, lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác;

- Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.

- Sự cố trong tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hóa dầu và các cơ sở công nghiệp khác;

- Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.

 

Minh Hiển

Câu trả lời:

answer-reply-image

Câu trả lời:

Việc suy kiệt nguồn nước ngầm và nước mặt, đặc biệt trong những kỳ nắng nóng không chỉ khiến cho nguồn nước sinh hoạt cạn kiệt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, mà xa hơn còn có thể dẫn tới xung đột về nguồn nước... Nước - nguồn tài nguyên không hề vô hạn, đang đòi hỏi chúng ta phải có cách ứng xử đúng đắn.

 

 

Nguy cơ được báo trước

Ðại diện Tổng cục Thủy lợi và Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cuối tháng 6 vừa qua đã đi kiểm tra tình hình hạn hán tại một số tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. Kết quả kiểm tra thực tế và theo báo cáo nhanh của các địa phương cho thấy, tổng diện tích đang bị hạn hán, thiếu nước khu vực Bắc Trung Bộ đến thời điểm này là hơn
17 nghìn ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh, như: Nghệ An (12.387 ha); Quảng Bình (2.390 ha); Quảng Trị (1.017 ha); Hà Tĩnh (730 ha)… Hiện dung tích của các hồ chứa vừa và lớn toàn vùng Bắc Trung Bộ chỉ đạt 43% so với dung tích thiết kế, thấp hơn so cùng kỳ năm 2018 là 13% và năm 2017 là 22%.

Việc suy kiệt nguồn nước tại khu vực này có nhiều nguyên nhân. Khách quan là do lượng mưa trung bình trong tháng 6 của khu vực Bắc Trung Bộ chỉ khoảng 40 mm, thấp hơn so trung bình cùng kỳ năm 2018 61%, thấp hơn cùng kỳ năm 2017, 2018 khoảng 55%. Nền nhiệt độ trong khu vực rất cao, từ 37 - 40 độ C, có những nơi đạt 41 độ C. Với điều kiện nắng nóng như hiện nay, lượng bốc hơi hằng ngày lên tới 5 - 7 mm.

Tuy nhiên, không thể không nhắc đến nguyên nhân chủ quan, chính là những bất cập trong quản lý. Cho đến giờ, công tác lập quy hoạch tài nguyên nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước 2012 vẫn còn chậm. Trong khi chưa thành lập được các cơ quan quản lý lưu vực sông, thì việc điều hòa, phân bổ nguồn nước giữa các ngành, địa phương vẫn chưa được tính toán cụ thể và đồng thuận cao. Thông tin, dữ liệu, số liệu điều tra, đánh giá, quan trắc tài nguyên nước còn phân tán, chưa có cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước và chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý tài nguyên nước.

Ðáng lưu ý, tại các địa phương, ý thức chấp hành pháp luật về tài nguyên nước của người dân còn chưa cao. Còn nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng tài nguyên nước một cách lãng phí, chưa hiệu quả, tình trạng hành nghề khoan nước dưới đất trái phép còn diễn ra phức tạp, khó kiểm soát... Việc xả thải ra môi trường chưa được kiểm soát tốt càng khiến cho nguồn nước tiếp tục bị suy thoái, cạn kiệt.

Suy kiệt nguồn nước là một trong những lý do khiến rừng bị nghèo hóa và dễ bị cháy. Ảnh: PHẠM TRƯỜNG

Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước - bao giờ?

Nhằm giảm thiệt hại do ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho người dân kịp thời, Tổng cục Thủy lợi vừa qua đã có văn bản đôn đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh. Theo đó, đề nghị các tỉnh tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, trong đó tập trung vào một số giải pháp chính là: Thường xuyên kiểm kê nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt trên địa bàn, khoanh vùng cụ thể các diện tích có nguy cơ bị hạn hán, thiếu nước, xây dựng kế hoạch cấp nước cụ thể cho từng vùng phục vụ của công trình thủy lợi…

Tuy nhiên, nhìn một cách dài hạn sẽ cần phải tính đến các giải pháp nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước. Muốn vậy, cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật, đáp ứng yêu cầu quản lý tài nguyên nước trong tình hình mới. Trọng tâm là rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định về cấp phép khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước, xử lý, trám lấp giếng không sử dụng; có các giải pháp bảo vệ nước dưới đất; xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá... Cùng đó, đẩy mạnh công tác điều tra tìm kiếm nguồn nước dưới đất ở vùng khan hiếm nước, thiếu nước, hải đảo; nghiên cứu xây dựng để sớm đưa vào hệ thống giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, giám sát việc vận hành của hệ thống liên hồ chứa, vận hành duy trì dòng chảy tối thiểu của các hồ chứa thủy điện... bằng công nghệ tự động, trực tuyến.

Một nội dung quan trọng cần phải khẩn trương hoàn thành việc lập Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Có được Quy hoạch này sẽ giúp giải bài toán tài nguyên nước đang cạn kiệt dần, bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia. Chúng ta cần phải gắn với việc tìm kiếm, phát hiện nguồn nước dưới đất, điều tra chi tiết nhằm đánh giá được tài nguyên nước, thống kê, kiểm kê tài nguyên nước, quan trắc giám sát tài nguyên nước, khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Việc Quy hoạch này cần ưu tiên công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng nước ở những vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế - xã hội phát triển và nguồn nước có giá trị cao về đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, cần huy động nguồn lực trong nước kết hợp với hợp tác quốc tế nhằm tăng nguồn vốn đầu tư, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ để đẩy nhanh tiến độ điều tra cơ bản tài nguyên nước. Ðược biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang tích cực triển khai thực hiện việc lập Quy hoạch, nhưng câu hỏi bao giờ bản Quy hoạch sẽ hoàn thành và đi vào đời sống thì vẫn để ngỏ.

Trong bối cảnh ấy, việc đầu tư cho các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước trong thời gian tới hy vọng sẽ bảo đảm tính trọng tâm, trọng điểm, tránh được việc đầu tư dàn trải không hiệu quả. Kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước sẽ phục vụ đắc lực cho công tác quy hoạch, gắn với việc khai thác hiệu quả, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước trong điều kiện biến đổi khí hậu. Giảm tối đa việc thiếu nước sinh hoạt, đặc biệt là các vùng khó khăn về nguồn nước, nhất là thiếu nước sinh hoạt cho người dân là điều cần phải được triển khai cấp bách.

HS Phó Minh Hiển - 5A1 - Vinschool Thăng Long