Bài 26. Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngân Lê

Viết 1 đoạn văn ngắn phản ánh 1 số mặt hạn chế , ảnh hưởng dến môi trường trong việc khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta hiện nay

LANH AETHIEN
11 tháng 5 2021 lúc 19:15
Thứ hai, ngày 02/04/2018 | 02:20 PM (GMT +7)Facebook Twitter Google Bookmarks Google BookmarksHiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là các vấn nạn môi trường ngày càng tăng cao. Trong đó, tình trạng ô nhiễm mô trường, suy thoái môi trường cũng như sự cố môi trường đang là vấn đề được quan tâm và nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây. Những vấn nạn này đều gây ảnh hưởng xấu cho con người và sinh vật và sự thay đổi này chủ yếu do những tác động của con người tới môi trường. Do đó hầu hết mọi người đều nhầm tưởng tất cả đều là ô nhiễm môi trường. 

Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014 đã kế thừa các khái niệm này(Khoản 8, 9, 10 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014). Theo đó:

1) Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (Khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014).

Sự biến đổi các thành phần môi trường có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các chất gây ô nhiễm. Các chất gây ô nhiễm được các nhà khoa học định nghĩa là chất hoặc yếu tố vật lí khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm. Thông thường các chất gây ô nhiễm là chất thải, tuy nhiên, chúng còn có thể xuất hiện dưới dạng nguyên liệu, thành phẩm, phế liệu, phế phẩm... và được phân thành các loại sau đây: 

+ Chất gây ô nhiễm tích lũy(chất dẻo, chất thải phóng xạ) và chất ô nhiễm không tích lũy(tiếng ồn);

+ Chất gây ô nhiễm trong phạm vi địa phương (tiếng ồn), trong phạm vi vùng(mưa axit) và trên phạm vi toàn cầu(chất CFC);

+ Chất gây ô nhiễm từ nguồn có thể xác định(chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm không xác định được nguồn(hóa chất dùng cho nông nghiệp);

+ Chất gây ô nhiễm do phát thải liên tục (Chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm do phát thải không liên tục(dầu tràn do sự cố dầu tràn).

Kết quả hình ảnh cho Ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường là gì ?!

2) Suy thoái môi trường: là sự giảm về số lượng và chất lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật (Khoản 9 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014)

Một thành phần môi trường khi bị coi là suy thoái khi có đầy đủ các dấu hiệu:

i) Có sự suy giảm đồng thời cả về số lượng và chất lượng thành phần môi trường đó hoặc là sự thay đổi về số lượng sẽ kéo theo sự thay đổi về chất lượng các thành phần môi trường và ngược lại. Ví dụ: số lượng động vật hoang dã bị suy giảm do săn bắt quá mức hay diện tích rừng bị thu hẹp sẽ kéo theo sự suy giảm về chất lượng của đa dạng sinh học;

ii) Gây ảnh hưởng xấu, lâu dài đến đời sống của con người và sinh vật. Nghĩa là sự thay đổi số lượng và chất lượng các thành phần môi trường phải đến mức gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của con người hoặc gây những hiện tượng hạn hán, lũ lụt, xóa mòn đất, sạt lở đất ... thì mới con thành phần môi trường đó bị suy thoái.

Số lượng và chất lượng các thành phần môi trường có thể bị thay thế do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do hành vi khai thác quá mức các yếu tố môi trường, làm hủy hoại các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt trong khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật...

Các cấp độ của suy thoái môi trường cũng được chia thành: suy thoái môi trường, suy thoái môi trường nghiêm trọng, suy thoái môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Cấp độ suy thoái môi trường đối với một thành phần môi trường cụ thể thường được xác định dựa vào mức độ khan hiếm của thành phần môi trường đó, cũng như dựa vào số lượng các thành phần môi trường bị khai thác, bị tiêu hủy so với trử lượng của nó.

3) Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng (Khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014). Sự cố môi trường có thể xảy ra do: 

- Bão, lũ, lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác;

- Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.

- Sự cố trong tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hóa dầu và các cơ sở công nghiệp khác;

- Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.

 

Minh Hiển


Các câu hỏi tương tự
Gojo Satoru
Xem chi tiết
lê thị thùy trang
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Huyền trang 7A3
Xem chi tiết
Nguyễn Vương
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Xuân Trang
Xem chi tiết
Anh Dương Na
Xem chi tiết
Quyên Uyên Ngô
Xem chi tiết