Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 7
Số lượng câu trả lời 2
Điểm GP 1
Điểm SP 8

Người theo dõi (1)

Nhii Yoonaddict

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

* Ba chiến thắng tiêu biểu của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

- Chiến thắng bảo vệ Mát-xco-va (từ tháng 6-1941 đến tháng 10-1941)

+ Cuối năm 1941, quân Đức mở hai cuộc tấn công mãnh liệt vào Mat xco va hòng kết thúc chiến tranh, nhưng đã bị quân và dân Liên Xô bẻ gãy.

+ Trong mùa đông năm 1941, Hồng quân Liên xô do tướng Giu - cốp chỉ huy đã phản công đẩy lùi quân địch cách xa thủ đô hàng trăm kilomet.

Ý nghĩa: Chiến thắng Mat-xco-va đánh dấu sự thiệt hại nặng của đạo quân trung tâm, làm thất bại hoàn toàn chiến lược "Chiến tranh chớp nhoáng" của Đức.

- Chiến thắng Xta-lin-grat (từ tháng 11-1942 đến tháng 2-1943)

Trong trận Xta lin grat, Hồng quân Liên Xô đã tấn công, bao vây, chia cắt để tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đạo quân tinh nhuệ của Đức gồm 33 vạn người do thống chế Pao-lut chỉ huy.

Ý nghĩa: Trận phản công tại Xta-lin-grat của Hồng quân Liên Xô đã tạo nên bước ngoặt xoay chuyển tình thế của Chiến tranh thế giới thứ hai: ưu thế chuyển từ phe Trục sang phe Đồng minh. Kể từ đây, Liên Xô và phe đồng minh chuyển sang tấn công trên khắp các mặt trận.

- Chiến thắng trận tấn công Béc-lin (từ 16-4 đến 2-5-1945)

+ Trận tấn công Béc lin diễn ra vô cùng ác liệt. Hồng quân Liên Xô đã đập tan sự kháng cự của một triệu quân phát xít. Ngày 30-4-1945, Hồng quân cắm cờ chiến thắng trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức. Hít - le tự sát dưới hầm chỉ huy.

+ Ngày 2-5, Béc linh treo cờ trắng đầu hàng. Cùng ngày, quân Đức tại Italian cũng đầu hàng.

+ Ngày 9-5-1945, nước Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện, chiến tranh đã chấm dứt ở Châu Âu.

Ý nghĩa: Chiến tranh Béc lin là đòn quyết định cuối cùng tiêu diệt phát xít Đức, buộc phát xít Đức phải kí hiệp định đầu hàng không điều kiện, chiến tranh chấm dứt ở Châu Âu.

Câu trả lời:

So sánh phong trào Đông du và phong trào Duy tân:

* Giống nhau:

- Nổ ra đầu thế kỉ XX, là sản phẩm tất yếu của hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

- Do văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo, họ điều đoạn tuyệt vời với tư tưởng trung quân, tiến hành đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân. Cả hai phong trào đều chưa xây dựng được cơ sở vững chắc trong xã hội.

- Thể hiện tinh thần yêu nước, kế thừa, phát huy truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc.

- Hạn chế tầm nhìn và tư tưởng nên kết quả đều thất bại.

* Khác nhau:

- Mục tiêu:

+ Phan Bội Châu và phong trào Đông du xác định kẻ thù là thực dân Pháp, mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc nên đề ra mục tiêu đánh Pháp giành độc lập dân tộc.

+ Phan Châu Trinh và phong trào Duy tân coi chế độ phong kiến thooisnats là kẻ thù, mâu thuẫn giai cấp nên đánh đổ phong kiến để canh tân đất nước.

- Phương pháp và hình thức đấu tranh:

+ Phan Bội Châu và phong trào Đông du tiến hành theo đường lối vũ trang, bạo động, cầu viện nước ngoài, dựa vào Nhật để đánh Pháp.

+ Phan Châu Trinh và phong trào Duy tân lại phản đối bạo động và cầu viện nước ngoài, chủ trương dựa vào Pháp cải cách, canh tân đất nước sau mới đánh Pháp.

- Cơ sở xã hội:

+ Phan Bội Châu và phong trào Đông du dựa vào tâng lớp trên, quan lại cũ, những người giàu có.

+ Phan Châu Trinh và phong trào Duy tân dựa vào tầng lớp dưới những người nghèo khổ, đặc biệt là nông dân.

* Nguyên nhân của sự khác nhau đó:

- Hoàn cảnh xuất thân của hai người không giống nhau:

+ Phan Bội Châu sinh ra ở Nghệ An nơi có truyền thống yêu nước chống xâm lược nên đề cao vấn đề dân tộc.

+ Phan Châu Trinh sinh ra ở Quảng Nam nơi buôn bán thương nghiệp phát triển nên đề cao vấn đề dân chủ.

- Đón nhận những luồng tư tưởng bên ngoài khác nhau.

+ Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng của tấm gương tự cường Nhật Bản, nảy sinh tư tưởng dựa vào Nhật đánh pháp.

+ Phan Châu Trinh ảnh hưởng tư tưởng cải cách của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu ở Trung Quốc nên chủ trương dựa vào Pháp để canh tân đất nước.

- Khả năng nhận biết những vấn đề mà thực tiễn cách mạng Việt Nam đặt ra cho mỗi ông khác nhau: Phan Bội Châu nhìn thấy mâu thuẫn dân tộc, Phan Châu Trinh nhìn thấy mâu thuẫn giai cấp.