Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 12
Số lượng câu trả lời 4
Điểm GP 3
Điểm SP 4

Người theo dõi (1)

Nguyen Thi Tra My

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Hình ảnh cây tre xuất hiện từ rất lâu, từ khi Thánh Gióng dùng tre để đánh giặc giữ nước tre đã đi vào lịch sự của dân tộc ta, đã gắn bó son sắt với con người chúng ta.

Từ rất lâu đã có câu: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Với câu này cây tre được ví như một anh hùng oai hùng bất khuất làm sao? Hi sinh mình để bảo vệ cho đất nước về mọi thứ gắn liền với những công việc, những hình ảnh mà người nông dân phải ngày đêm canh tác làm ra. Với câu nói ấy, dừng như tre đã đi vào tiềm thức của mỗi con người, đi vào lịch sữ của dân tộc.

 Có thể nói cây tre rất có giá trị trong mọi mặc, đầu tiên phải nói trong nền văn hóa. Với cây tre nó gắn liền với những nền văn hóa cỗ xưa, từ rất lâu nó đã trỡ thành một vật gì đó vô cũng hiện hữu trong dân tộc. ngày nay cây tre  đã trở thành những món đặc sản đặc sắc trong nên văn hóa nhờ  bàn tay khéo léo của những con người nông dân.

Trong nền kinh tế, cây tre vẫn đống một vai trò quan trọng. cây tre đã được con người chế tạo thành những thành phẩm vô cũng đáng yêu và có giá trị xuất khẩu. Với vóc dáng nhỏ nhắn mà xinh xắn làm sao, thân cây nhỏ dài được nhiều đốt, mọc thẳn. với vóc dáng của thân cây, con người dúng nó để đan các loại rỗ, rá, cốt, ví, làm tăm… và nhiều đồ dúng có giá trị cao khác. Khi cây tre còn nhỏ còn gọ là măng đây là một loại thức ăn rất có giá trị và được nhiều người ưa chuộng. Lá tre nhỏ với một màu xanh sáng sửa, con người dùng nó để làm thức ăn cho trâu bò. Tre có gai nếu không chú ý thì dể bị gai đâm đó với chi tiết này cho thấy tre rát sắc bén và thể hiện sự son sắc ở đây.

Không chỉ có thế, tre được mọc thành bụi, chùm. Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở.

Có thể nói, tre có giá trị rất lớn đối với con người Việt Nam. Vì vậy hãy biết nâng niu gìn giữ nhưng gì mà đất nước ta đã, có đừng lãng phí nó một cách vô ích. Nó là một người bạn rất thân thiết của con người.

nay, tôi được xây dựng thành những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sông con người và đàn con thơ của họ. Trong bữa cơm hằng ngày của con người, tôi dược dùng để gắp thức ăn và con người gọi tên tôi là đũa, Dung tôi để gắp thức ăn không trơn trượt như đũa nhựa mà rất nhẹ và dùng gắp thức ăn rất dễ, lại rẽ tiền nữa! Sau mỗi bữa ăn, những người lớn dung tăm để xia răng được làm từ tôi. Mỗi sáng các chị em phụ nữ trên tay xách chiếc giỏ mây đi chợ, hay các ông các bà  nhâm nhi tách trà nóng trên bộ bàn ghế được đan bằng mây. Vì vậy, ở quê hương tôi có nhiều người làm tăm tre, đũa tre, đan giường hay đan giỏ mây, bàn ghế mây. Các chị tre ngà có ngoại hình khá đẹp và ấn tượng thì được trồng làm cảnh. Ngoài ra, khi cuộc đời tôi đã chấm hết, thân hình chỉ còn là một cây tre gầy còm,xơ xác và khô héo lụi tàn, tôi vẫn được mọi người sử dụng để làm chất đốt vì dễ cháy và ngọn lửa mạnh.

Các bạn đã nghe câu:"Tre già măng mọc" chưa? Đó là chu kì sống của họ nhà tôi đấy! Dòng họ nhà tre chúng tôi sẽ duy trì nòi giống cho đến tận mai sau để gắn bó với con ng nhiều hơn, để dần đi vào tiềm thức của loài ng, để được ng đời nhớ mãi. Nhớ rằng tre như 1 người nông dân chất phác và mộc mạc, chịu thương chịu khó. Tre còn như một biểu tượng thiêng liêng cho một sức mạnh hung hồn, sự bền bỉ và chịu đựng ngoan cường, tinh thần bất khuất trước kẻ thù của đất nước ta, dân tộc ta trong lịch sử chông giặc ngoại xâm.Thân hình yếu ốm của loài tre chúng tôi như nước Nam ta thời xưa chưa hùng mạnh nhưng lại tiềm ẩn một sức mạnh phi thường , đánh đổ được tất cả những bão tố, khó khăn để đi đến một thắng lợi vẻ vang và chính nghĩa.

"Mai sau, mai sau, mai sau     

Đất xanh xanh mãi xanh màu tre xan

Câu trả lời:

Trên cơ sở khai thác tổng hợp các thế mạnh về tự nhiên, kinh tế - xã hội, nhân văn của duyên hải miền Trung nên đã hình
thành ở duyên hải miền Trung 1 cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư có những đặc điểm chính sau đây

+Hình thành cơ cấu lâm nghiệp
.Tài nguyên để hình thành cơ cấu lâm nghiệp ở vùng này là S lâm ngiệp lớn nhất cả nước, hơn 6 triệu ha và S rừng hiện nay
vẫn còn 3 triệu ha đứng hàng thứ 2 cả nước sau Tây Nguyên.

.Độ che phủ rừng của duyên hải miền Trung lớn đứng hàng thứ 2 cả nước, khoảng 34% (cả nước cókhoảng 29 - 30%)

.Rừng của duyên hải miền Trung nổi tiếng với nhiều loài gỗ uý như Lim, Nghiến, Trắc, Sến... và có trữ lượng lâm sản Tre,
Nứa, Luồng lớn nhất cả nước, hiện nay, đồng thời rừng của duyên hải miền Trung còn rất phong phú với nhiều loại động vật quí
hiếm như Hổ, Voi, Bò tót...

.Trên cơ sở tài nguyên lâm sản phong phú như vậy chonên ở duyên hải miền Trung đã đang phát triển mạnh công nghiệp
khai thác, chế biến gỗ lâm sản với sản lượng gỗ khai thác trung bình năm vào thời kỳ 90 - 95 khoảng 600.000 m3/năm (sau tây
Nguyên 700.000 m3/năm). Chính vì vậy, dọc ven biển miền Trung đã hình thành nhiều trung tâm công nghiệp chế biến gỗ vào loại
lớn nhất cả nước, nổi tiếng như Vinh, Huế, Đà nẵng, QuyNhơn...

-Rừng ở duyên hải miền Trung hầu hết đều phân bố ở các vùng miền núi phía Tây cả tỉnh cho nên rừng ở vùng này đều là
rừng đầu nguồn của các sônglớn như sông Mã, sông Hương, sông Hồng... vì vậy, việc khai thác rừng, bảo vệ rừng hợp lý là nhân tố
quyết định tới hiệu quả của nền kinh tế nông- lâm- ngư nghiệp ở các vùng đồng bằng ven biển. Vì rừng có tác dụng chống gió Lào,
chống xói mòn đất, hạn chế lũ lụt ở các vùng đồng bằng. Chính vì vậy việc khai thác rừng kết hợp với bảo vệ rừng hợp lý ở miền
TRung luôn được coi là vấn đề cấp bách.

.Duyên hải miền Trung do có bờ biển kéo dài với 1800 km mà bờ biển nhiều cồn cát trắng lại có gió mạnh, nhiều sóng thần
nên việc phát triển trồng rừng chắn gió dọc ven biển cũng là vấn đề cấp bách, đồng thời cũng tạo điều kiện giữ cân bằng sinh thái,
hạn chế nước mặn và cát ngày càng lấn sâu vào đất liền.

.Để hoàn thiện cơ cấu lâm nghiệp duyên hải miền Trung cần phải đầu tư xây dựng nhiều lâm trường cùng với các liên hợp
lâm - công nghiệp như lâm trường Như Xuân (Thanh hoá) liên hợp lâm- công nghiệp Đông Hiếu, Tây Hiếu (Nghệ An) lâm- công
nghiệp Long Đại (Quảng bình)

.vấn đề phát triển lâm nghiệp ở DHMT cần phải xây dựng những khu bảo tồn rừng quốc gia thiên nhiên nổi tiếng như vườn
quốc gia Bạch mã.

+Hình thành cơ cấu nông nghiệp
.Duyên hải miền Trung nổi tiếng là vùng có thiên tai khắc nghiệt, khí hậu thời tiết diễn biến thất thường nhưng vùng này lại
có nguồn lao động dồi dào, dân cư đông dúc với bản chất cần cù, năng động sáng tạo... cho nên luôn2 có nhu cầu lớn về lương thực,
thực phẩm, vì vậy cùng người lao động trong vùng phải tìm mọi cách phát huy thế mạnh và khắc phục những khó khăn tự nhiên để
sản xuất ra nhiều lương thực, thực phẩm cho con người. Nhưng nhìn chung điều kiện tự nhiên ở trong vùng không phù hợp với sản
xuất lương thực, thực phẩm điển hình là lúa, do đó vấn đề hình thành cơ cấu nông nghiệp ở duyên hải miền Trung có những đặc
điểm chính là:

1) duyên hải miền Trung có lợi thế phát triển nông nghiệp trước tiên là có vùng gò đòi trước núi rộng lớn với nhiều đồng cỏ
thích hợp với chăn thả trâu, bò (chăn nuôI trâu, bò không cần nhiều lương thực). Vì thế ngành chăn nuôi Trâu, bò ở duyên hải miền
Trung được ưu tiên phát triển hàng đầu. Nếu như đàn bò cả nước năm 1999 có 4 triệu con thì duyên hải miền Trung có 2 triệu con
chiếm khoảng 50% đàn bò cả nước.

2) duyên hải miền Trung lại có lợi thế hơn các vùng khác là có S đất phù sa pha cát rộng lớn nằm dọc ven biển và những bãi
bồi ven sông rất thích hợp với trồng cá cây hoa màu lương thực như ngô, khoai, sắn và các cây công nghiệp ngắn ngày mà hầu hết
các cây này đều được trồng vào vụ Đông ở BTBộ. Cho nên đẩy mạnh phát triển cây hoa màu Lt và các cây CN ngắn ngày như
Ngô, Khoai, lạc, Mía... là phù hợp với đặc điểm tự nhiên sinh thái ở trong vùng.

3) duyên hải miền Trung như đã biết gồm nhiều đồng bằng nhỏ hẹp nằm sát ven biển gần như liền một giải trong đó rộng
nhất là đồng bằng Thanh Hoá 2900k2 và hẹp nhất đồng bằng Phan Rang, Phan thiết 200km2 mà mỗi đồng bằng này lại có thế
mạnh riêng. Cho nên, việc khai thác, sử dụng các đồng bằng duyên hải miền Trung phải tuỳ theo từng thế mạnh ở mỗi đồng bằng ,
điển hình là: ở đồng bằng Thanh Hoá do đất đai mãu mỡ lại tiếp giáp với đồng bằng Bắc Bộ nên có thế mạnh phát triển lương thực,
điển hình là thâm canh lúa cao sản. Đồng bằng Nghệ Tĩnh lại có thế mạnh trồng các cây công nghiệp ngắn ngày như Lạc, Mía, đậu
tương, ớt... Đồng bằng BT thiên và Nam- Ngãi- Định vừa có thế mạnh trồng cây lương thực, vừa có thêm thế mạnh trồng cây công
nghiệp cho nên đã hình thành nhiều vùng lúa thâm canh năng suất cao như đại Lộc, Phú Lộc (Quảng Nam), nhiều vùng chuyên canh
Mía lớn nhất cả nước ở ven sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) ven sông Đà Rằng (Tuy Hoà). Đồng bằng này được coi là vựa lúa của
duyên hải miền Trung, còn đồng bằng Phan Rang, Phan Thiết vì có khí hậu khô, hạn hán nên rất phù hợp với trồng các cây công
nghiệp ưa nóng và khô như Bông, Thuốc Lá và cây ăn quả đặc sản như Nho, Thanh Long...
.Cùng với nông nghiệp duyên hải miền Trung còn có thế mạnh hình thành một cơ cấu ngư nghiệp với nhiều nét độc đáo.

1) Do thiên tai trong vùng rất khắc nghiệt mà duyên hải miền Trung lại có lợi thế bờ biển dài, vùng biển rộng với trữ lượng
hải sản lớn nhất nhì cả nước chonên phát triển ngư nghiệp ở duyên hải miền Trung trước tiên nổi bật với ngành đánh bắt hải sản.
Chính vì vậy, ngành đánh bắt hải sản rất phát triển với sản lượng cá biển duyên hải miền Trung hiện nay đã đạt 385 ngàn tấn trong
tổng số 900 ngàn tấn cá biển của cả nước mà riêng 2 tỉnh cực Nam Trung bộ đã đạt 300 ngàn tấn cá /năm.

2) duyên hải miền Trung nhờ có S đầm phá cửa sông lớn với khoảng 160 ngàn ha nổi tiếng như phá Tam Giang, đầm Cầu
Hai cho nên ngành nuôi trồng thuỷ sản cũng khá phát triển với tổng sản lượng thuỷ, hải sản trong vùng đạt 400 ngàn tấn. Ngành
nuôi trồng thuỷ sản vùng này tuy có nhiều thế mạnh nhưng chưa phát huy xứng đáng với tiềm năng của nó.

3) Nhờ các ngành đánh bắt nuôi trồng thuỷ hảI sản phát triển mà đã kéo theo ngành chế biến hải sản trong vùng mạnh nhất
nhì cả nước, nổi tiếng với ngành làm nước mắm Phan Thiết, tôm cá đông lạnh và sản phẩm khô.
Như vậy, những điều phân tích trên thể hiện sự độc đáo trong cơ cấu nông lâm ngư nghiệp của duyên hải miền Trung .