Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 36
Số lượng câu trả lời 27
Điểm GP 13
Điểm SP 38

Người theo dõi (10)

Ann Đinh
♥_Hikari_♥
boy like you
dinh thi phuong

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

Nguyễn Khải ( 1930-2008), tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải. Ông sinh ra ở Hà Nội nhưng quê gốc ở Nam Định. Thủa nhỏ, ông sống ở nhiều nơi. Tham gia các mạng từ khi đang học trung học, Nguyễn Khải từng gia nhập đội tự vệ chiến đấu ở Hưng Yên, sau đó vào bộ đội, làm y tà rồi làm báo. Năm 951, ông làm công tác tuyên huấn ở Phòng chính trị Liên khu III. Năm 1952, ông làm Thư ký toàn soạn báo "Chiến sĩ" của Khu IV. Từ 1955, ông công tác ở tòa soạn tạp chí "Văn nghệ quân đội", là Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam. Năm 2000, ông nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

Tác phẩm chính : "Xung đột" - tiểu thuyết, 1959-1962;  "Mùa lạc" - 1960, "Một chặng đường" - 1962, "Họ sống và chiến đấu" - 1966, "Hòa Vang" - 1967...

2. Tác phẩm

Truyện ngắn " Một người Hà Nội" phát hiện vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động, thăng trầm của đất nước.

II. Trả lời câu hỏi

1. Nhân vật trung tâm là cô Hiền, được tác giả xây dựng là một người Hà Nội bình thường như bao người Hà Nội khác, đã cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua những biến động thăng trầm , nhưng vẫn giữ được cái cốt cách, bản lĩnh và nếp sống văn hóa của con người nơi đây. Tính cách thẳng thắn, chân thành, không giấu giếm những quan điểm, thái độ của mình trước cuộc sống chính là nét đẹp tâm hồn, cá tính của cô. Trước niềm vui kháng chiến thắng lợi, miền Bắc bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, cô nhìn nhận một cách khách quan. Đầu óc thực tế của cô tính toán rất khôn khéo mọi việc trước sau.

Cuộc đời Hiền song hành cùng lúc với những chặng đường dài, những biến động lớn lao của đất nước. Lịch sử dân tộc được soi sáng qua số phận, cách ứng xử của từng cá nhân. Cô Hiền luôn giữ được những phẩm giá, nhân cách tốt đẹp của mình, sống vì vận mệnh đất nước. Xuất phát từ lí tưởng cao đẹp xây dựng một xã hội nhân ái, không có cảnh người bóc lột người, chế độ mới chỉ trân trọng lao động sáng tạo của từng người, không chấp nhận hiện tượng ông chủ và kẻ làm thuê, vì thế, sau hòa bình lập lại ở miền Bắc mới có chính sách cải tạo tư sản. Cô không đồng ý cho chồng mua máy in và thuê thợ làm chỉ vì cô muốn góp phần vào công việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ để nhanh chóng khôi phục đất nước sau chiến tranh.

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, cô vô cùng thương con, lo lắng cho con nhưng sẵn sàng cho con ra trận như những thanh niên khác. Những bộc bạch giản dị, chân thành nhưng ngời sáng một cách tự trọng, một tấm lòng yêu nước thiết tha.

Cô Hiền là biểu tượng của "một hạt bụi vàng" của Hà Nội. Ánh vàng đó chính là truyền thống đẹp đẽ, cốt cách trong sáng của con người nơi đây.

2. Dũng là đứa con trai đầu mà cô Hiền rất yêu quý. Anh đã sống đúng với những lời mẹ dạy về cách sống của người Hà Nội. Năm 1965, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt, vừa tốt nghiệp trung học, Dũng tình nguyện đăng kú xin đi đánh Mĩ. Anh lên Thái nguyên huấn luyện và vào Nam chiến đấu suốt 10 năm. Dũng may mắn trở về nhưng còn biết bao thanh niên khác đã anh dũng hy sinh. Trong đó có Tuất, cùng nhập cũ với Dũng. Cuộc gặp gỡ mẹ của Tuất đã cho ta thấy chính những con người này đá khẳng định và gìn giữ cốt cách tinh thần của người Hà Nội nói riêng và những phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam nói chung

Tuy nhiên cũng có một góc khác, một phần khác của sự thật, của cuộc sống mà người nghệ sĩ đã thẳng thắn nhìn vào và phản ánh trong tác phẩm của mình. Họ đã đánh mất đi sự tinh tế, thanh lịch, nhẹ nhàng của người Hà Nội

3. Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc  Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh gợi những suy nghĩ, chiêm nghiệm về quy luật bất diệt của sự sống, thể hiện quy luật của sự vận động xã hội. Hà Nội đẹp đẽ, thanh bình, Hà Nội trải qua nhiều biến cố dữ dội nhưng vẻ đẹp, sức sống, truyền thống văn hóa của Hà Nội cũng bề bỉ trường tồn cũng tạo vật, thiên nhiên

Ý nghĩa triết luận đậm nét sâu sắc của chi tiết nghệ thuật cây si cổ thụ đã thể hiện sinh động phong cách ngòi bút Nguyễn Khải

4. Giọng điệu trần thuật của Nguyễn Khải phản ảnh rất sinh động lập trường xã hội, tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, khẳng định phong cách nhà văn và tác động sâu sắc đến độc giả. Đó là một giọng điệu đầy chiêm nghiệm, vừa tự nhiên, dân dã, vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát, triết lí, vừa đậm tính đa thanh

 

Câu trả lời:

a) Nước ta có cơ cấu dân số trẻ  và nguồn lao động dồi dào 

- Dân số trẻ thể hiện :

     + Theo quy định, một nước được coi là cơ cấu dân số trẻ khi nhóm tuổi 0-14 chiếm 35% và nhóm tuổi từ 60 trở lên dưới 10%, phần còn lại là tuổi lao động

     + Ở nước ta, tuy tỉ lệ trẻ em (độ tuổi từ 0-14) đã giảm nhiều từ33.5% (1999) xuống còn 27.0 % (năm 2007), tức là dưới 35% nhưng tỉ lệ nhóm tuổi trên độ tuổi lao động vẫn dưới 10% ( năm 1999, năm 2005 : 9.0%)

- Nguồn lao động dồi dào :

     + Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42.53 triệu người, chiếm 51,2% tổng dân số

     + Với mức tăng nguồn lao động như hiện nay, mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu người lao động

b) Dân số - nguồn lao động - việc làm có liên hệ mật thiết với nhau, bởi vì vấn đề này là hệ quả của vấn đề kia và ngược lại

- Dân số là một phạm trù rộng, bao gồm trong đó nguồn lao động nên những biến động về dân số tất yếu dẫn đến những thay đổi về nguồn lao động. Đây là mối quan hệ giữa các tổng thể và bộ phận

- Nguồn lao động là lực lượng chính tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Nguồn lao động có chất lượng với năng suất lao động cao là điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao mức sống chung của xã hội và từ đó, trong chừng mực nhất định, làm thay đổi dân số ( số dân, tốc độ tăng dân số, kết cấu dân số)

 

 

Câu trả lời:

a) Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

- Thế mạnh : 

   + Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Có Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa thuộc loại lớn nhất cả nước. Quốc lộ 5 và quốc lộ 18 là hai tuyến đường giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm Hài Phòng - Cái Lân.

   + Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu cả nước.

   + Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

   + Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, khoáng sản, về lao động và thị trường tiêu thụ.

   + Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển dựa trên cơ sở các thế mạnh vốn có của vùng.

- Thực trạng phát triển (năm 2007)

   + GDP bình quân đầu người : 17,2 triệu đồng/người

   + Mức đóng góp cho GDP cả nước là 20,9%

    + Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ :  

          @ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất : 43.5%

          @  Công nghiệp - xây dựng : 45.5%

          @ Nông - Lâm - Ngư nghiệp : 11.1%

- Hướng phát triển

    + Công nghiệp : đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm, nhanh chóng phát triển các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, không gay ô nhiễm môi trường, tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường đồng thời với việc phát triển các khu công nghiệp tập trung.

    + Dịch vụ : chú trọng đến thương mại và các hoạt đọng khác, nhất là du lịch.

    + Nông nghiệp: Cần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng cao

b) Vùng kinh tế trong điểm miền Trung

- Thế mạnh :

   + Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng phía Bức và phía Nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc _ Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam lào, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa.

   + Thế mạnh hàng đầu của vùng là thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông - lâm- thủy sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hương công nghiệp hóa hiện đại hóa.

- Thực trạng phát triển (năm 2007)

   + GDP bình quân đầu người : 10,1 triệu đồng/người

   + Mức đóng góp cho GDP cả nước là 5,6%

    + Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ :  

          @ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất : 40.2%

          @  Công nghiệp - xây dựng : 37.5%

          @ Nông - Lâm - Ngư nghiệp : 22.3%

- Hướng phát triển

    + Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên và thị trường

    + Phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hóa nông nghiệp, thủy sản và các ngành thương mại, dịch vụ du lịch

c) Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

- Thế mạnh :

    + Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng là dầu khí

    +  Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng

    + Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ

    + Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước.

- Thực trạng phát triển (năm 2007)

   + GDP bình quân đầu người : 25.9 triệu đồng/người

   + Mức đóng góp cho GDP cả nước là 35,4%

    + Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ :  

          @ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất : 49.1%

          @  Công nghiệp - xây dựng : 41.4%

          @ Nông - Lâm - Ngư nghiệp : 9.5%

- Hướng phát triển :

   + Công nghiệp vẫn sẽ là động lực của vùng với các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao và hình thành hàng loạt khu công nghiệp tập trung để thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

   + Tiếp tục đẩy mạnh các ngành thương mại, tín dụng, ngân hang, du lịch... cho xứng đáng với thế mạnh của vùng

Câu trả lời:

Phải sử dụng hợp lí và bảo vệ tự nhiên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì các lí do sau :

- Xuất phát từ vị trí chiến lược của Đồng bằng sông Cửu Long đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

   + Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích hơn 40 nghìn km vuông, lớn nhất nước ta

   + Đây là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm số 1 của cả nước

   + Ngoài việc đảm bảo nhu cầu lương thực trong nước, Đồng bằng sông Cửu Long còn đóng vai trò chủ đạo trong việc xuất khẩu  gạo của nước ta trong những năm qua/

- Đồng bằng sông Cửu Long mới được khai thác khoảng vài ba trăm năm trở lại đây, chưa bị con người can thiệp sớm như ở vùng đồng bằng sông Hông (như đắp đê), nên tiềm năng còn rất lớn.

- Tạo điều kiện để phát huy những tiềm năng to lớn về tự nhiên của đồng bằng này (đất phù sa ngọt, khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, thời tiết ít biến động, nguồn nước dồi dào, tài nguyên sinh vật đa dạng và giàu có...)

- Hạn chế, những khó khăn do tự nhiên gây ra :

   + Địa hình có nhiều vùng trũng bị ngập nước mùa mưa

   + Diện tích đất phèn, đất mặn rất lớn

   +  Mùa khô kéo dài dẫn đến sự xâm nhập mặn sâu của thủy triều và mặt đất bị bốc phèn, bốc mặn

   + Tài nguyên khoáng sản hạn chế

- Thực trạng tài nguyên và môi trường ở vùng đồng bằng này đang bị xuống cấp, suy thoái

   + Rừng ngập mặn đang bị khai thác bừa bãi, quá mức

   + Môi trường sinh thái thay đổi do các hoạt động kinh tế của con người gây ra.