Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 37
Số lượng câu trả lời 45
Điểm GP 13
Điểm SP 55

Người theo dõi (107)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả 

- Nguyễn Ái Quốc là tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( từ năm 1919 đến năm 1945). Bút danh Nguyễn Ái Quốc gắn với tờ bào " Người cùng khổ", nhiều truyện kí và tác phẩm " Bản án chế độ thực dân Pháp" được viết bằng tiếng Pháp khi Người còn ở trên đất Pháp ( 1922-1925)

- Năm 1925, nhà cách mạng Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt cóc trên đất Trung Quốc. Chúng giải ông về giam ở Hỏa Lò - Hà Nội và chuẩn bị đem ra xét xử trong khi Va-ren chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. Viết truyện " Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu", Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần âm mưu, thủ đoạn tàn ác của thực dân Pháp và nhằm cổ vũ khích lệ tinh thần yêu nước, cổ động phong trào của nhân dân trong nước đòi thả Phan Bội Châu.

2. Tác phẩm

Truyện được viết trước khi Va-ren sang Đông Dương, có hình thức kí sự nhưng thực ra là một truyện hư cấu. Qua cuộc gặp gỡ, đối đầu (tưởng tượng) giữa Va-ren và Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc đã phơi bày bản chất dối trá, lố bịch của Va -ren, đồng thời khẳng định vị thế ca cả của người anh hùng ái quốc Phan Bội Châu

II. Trả lời câu hỏi

1.Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" là truyện ngắn có tính chất  kí sự nhưng thực tế là hư cấu, do tác giả tưởng tượng sáng tạo từ sự việc trước khi sang Đông Dương nhậm chức, Va-ren có tuyên bố sẽ quan tâm tới Phan Bội Châu.

2. Trước khi sang Đông Dương, do sức ép của công luận ở Pháp và Đông Dương, Va-ren đã hữa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu nhưng thực chất đó chỉ là một lời hứa dối trá nhằm chấn an công luận, trấn an nhân dân Việt nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.

Tác giả đã sử dụng biện pháp châm biếm sâu cay để lật tẩy bộ mặt giả dối của Va-ren. Y đã hứa một cách "nửa chính thức" , tức là hứa ỡm ờ, hứa mà không nhất thiết phải thực hiện. Qua ngòi bút của tác giả, ta thấy bộ mặt thật của tên quan thực dân. Trong quá trình cai trị, để vơ vét được nhiều của cải, để bóc lột được công sức lao động của nhân dân Đông Dương một cách tàn tệ, thậm chí đi làm bia đỡ đạn cho chúng, chúng đã hứa rất nhiều nhưng không bao giời giữ lời, nhất là khi những lời hứa đó không mang lại lợi ích cho chúng.

3. Trong đoạn văn có hai nhân vật : Va - ren và Phan Bội Châu, được xây dựng theo quan hệ  tương phản, đối lập nhau : Va-ren là một viên Toàn quyền còn Phan Bội Châu là một người tù. Một bên là kẻ bất lương nhưng thống trị, một bên là người cách mạng vị đại nhưng thất thế. Tác giả dành một số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn từ trần thuật để khắc họa tính cách Va-ren. Còn với Phan Bội Châu, tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập. Đây là một cách viết vừa tả, vừa gợi, rất thâm thúy, sinh động và lí thú.

Trong cuộc đối thoại (tưởng tượng) của tác giả, hầu như chỉ có Va-rn nói, còn Phan Bội Châu im lặng. Bởi vậy, ngôn ngữ của Va-ren thực chất là ngôn ngữ độc thoại, tự nói một mình. Qua lời nói, cử chỉ, Va-ren bộc lộ rõ tính cách nham hiểm thâm độc. Y không ngừng ve vuốt, dụ dỗ, bịp bơm một cách trắng trợn nhằm thuyết phục Phan Bội Châu từ bỏ tư tưởng cách mạng, cộng tác với chúng. Thậm chí u còn đem cả thân thế (từng là một kẻ phản bội đồng đội, đồng chí trong đảng Xã hội) ra để thuyết phục Phan Bội Châu hãy theo gương y để có được cuộc sống sung sướng.

4. Ngược lại với sự ba hoa, khoác lác của Va-ren, từ đầu đến cuối, Phan Bội Châu chỉ im lặng. Ông phớt lờ, coi như không có Va-ren trước mặt. Sự im lặng dửng dưng của Phan Bội Châu thể hiện một thái độ khinh bỉ cực độ, đồng thời cũng cho thấy bản lính kiên cường của nhà cách mạng trước kẻ thù, cho dù đó là Toàn quyền Đông Dương đi chăng nữa.

Ý nghĩa của tác phẩm sẽ giảm đi rất nhiều nếu không có những lời bình vừa hóm hỉnh, vừa sắc sảo của tác giả.

5. Kết thúc cuộc đối thoại (mà thực chất là độc thoại), tác giả còn dẫn lời một nhân vật tưởng tượng khác (anh lính dõng) để tạo cho câu chuyện cảm giác khách quan. Theo lời anh lính dõng, anh ta có thấy "đôi ngon râu mép ngườii tù nhếch lên một chút rồi hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi". Với chi tiết này, trong con mắt của Phan Bội Châu, Va-ren cũng chỉ là một đứa trẻ.

6. Dường như thế vẫn chưa diễn tả được hết thái độ kinh miệt của Phan Bội Châu đối với Va-ren, tác giả còn đưa ra lời của một nhân chứng tưởng tượng khác mà theo lời tác giả, "chẳng dám nêu tên", quả quyết rằng Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren. và Người còn chua thêm : "cái đó thì có thể"

Sự trần thuật xen lẫn các yếu tố bình luận rất phong phú, đa dạng của tác giả khiến cho câu chuyện hết sức hấp dẫn, góp phần làm nổi bật tình cảnh vừa lố, vừa hài hước của Van -ren, đồng thời cũng làm rõ thêm thái độ, tính cách, bản lĩnh của Phan Bội Châu

Câu trả lời:

I. Kiến thức  cơ bản

 - Thành phố Huế bên bờ sông Hương là kinh đô của nước ta thời nhà Nguyễn. Đây là thành phố đẹp với nhiều kiến trúc và nét văn hóa độc đáo. Huế đã được công nhận là di sản văn hóa của thế giới.

- Huế nổi tiếng với các điệu hò, càc làn điệu dân ca. Ca Huế trên sông Hương là một sinh hoạt tao nhã, đầy sức quyến rũ, được các ca sĩ, nhạc công tài hoa biểu diễn trên thuyền rồng,

-Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương , ai oán... Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.

II. Trả lời câu hỏi

1. Cố đo Huê là thành phố đẹp và cổ kính bên bờ sông Hương. Đặc điểm của xứ Huế là Huế đẹp, Huế mộng mơ. Giọng Huế dịu dàng. Người xứ Huế thanh lịch. Huế nổi tiếng với cung điện, lăng tẩm, núi Ngự, sông Hương, chùa Thiên Mụ....

2. Các làn điệu dân ca Huế rất phong phú, đa dạng. Về các điệu hò thì có : chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, họ nện,.... Các điệu hát có : lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, quả phụ, nam xương, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh.

Các nhạc cụ nhắc tới gồm : đành tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh

3. Sau khi đọc bài văn, người đọc biết Huế không chi nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, Huế không chỉ nổi tiếng bởi nón bài thơ, các món ăn tinh tế, mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Nghe ca Huế trong thuyền rồng trên sông Hương là một thú vui tao nhã, đầy quyến rũ.

4.

a) Ca Huế được hình thanhg từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.

b) Ca Huế sôi nổi, tươi vui, trang trọng, uy nghi chính là vì nó tiếp thu tính chất của hai dòng nhạc : sôi nổi, tươi vui ( có cả buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương, ai oán) là có nguồn gốc từ nhạc dân gian; còn trang  trọng, y nghi là có nguồn gốc từ nhạc cung đình.

c) Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên sông Hương thơ mộng, giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hòa gồm những nhạc công điêu luyện tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.

Câu trả lời:

I. Tác phẩm

- Trong lịch sử nghệ thuật chèo, "Quan Âm Thị Kính"  là vở diễn rất nổi tiếng tiêu biểu cho sân khấu chèo về phương diện : tích truyện, nhân vật, kịch tính, làn điệu.....Tích truyện trong vở chèo "Quan Âm Thị Kính"  được khai thác từ truyện Nôm " Quan Âm tân truyện" (còn gọi là "Quan Âm Thị Kính" ) và từ lâu được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Đoạn trích " Nỗi oan hại chồng" thuộc phần một của vở chèo. Thiện Sĩ đang ngủ, Thị Kính thấy sợi râu chồng mọc ngược, tiên đang may vá toan lấy dao khâu xén đi. Thiện Sĩ giật mình tỉnh giấc, hoảng sợ hô toáng lên. Sùng ông, Sùng bà không nghe lời Thị Kính giải thích, nhất quyết đổ cho nàng tội có ý giết chồng, đuổi về nhà bố mẹ đẻ.

Đoạn trích thể hiện sâu sắc mâu thuẫn giai cấp thông qua xung đột hôn nhân, gia đình mà nạn nhân trực tiếp của mâu thuẫn là người phụ nữ, những người có phẩm chất tốt đẹp nhưng phải chịu biết bao khổ cực, oan trái. Thị Kính là con nhà nghèo, về làm dâu nhà giầu, chỉ vì vô tình mà mang tiếng giết chồng, một nỗi oan không thể gột rửa, không thể thanh minh, cuối cùng đành xuống tóc đi tu mà vẫn không thoát khỏi số phận oan nghiệt. Đây là hình tượng điển hình cho thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.

II. Trả lời câu hỏi

1. Trong đoạn trích "Nỗi oan hại chồng" có năm nhân vật : Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông. Cả năm nhân vật đều tham gia vào quá trình tạo nên xung đột, trong đó Thị Kính và Sùng bà là hai nhân vật chính, thể hiện xung đột cơ bản của vở chèo :

- Sùng bà thuộc kiểu nhân vật mụ ác, đại diện cho giai cấp thống trị, thuộc tầng lớp địa chủ phong kiến.

- Thị Kính thuộc loại nhân vật nữ  chính.Thị Kính tiêu biểu cho người dân thường, nhất là cho người phụ nữ vốn phải chịu nhiều thua thiệt trong xã hội cũ.

2. Thị Kính vốn được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nhưng lại về làm dâu nhà Thiện Sĩ, một gia đình địa chủ. Bởi vậy, cảnh sinh hoạt ở đầu đoạn trích không thật quen thuộc, gần gũi với cuộc sống của nhân dân lúc bấy giờ. Mặc dù vậy, cảnh Thị Kính ngồi khâu, Thiện Sĩ đọc sách,... vẫn gợi lên bầu không khí thật đầm ấm, hạnh phúc.

Nổi bật lên đó là hình ảnh Thị Kính, người phụ nữ hết lòng thương yêu chồng. Khi chồng ngủ, Thị Kính đã dọn lại kỉ rồi quạt cho chồng. Cũng vì yêu chồng mà khi Thiện Sỹ đã ngủ, Thị Kính chăm chú nhìn và phát hiện ra một chiếc râu mọc ngược. Với suy nghĩ rất bình thường, giản dị, Thị Kính đã toan láy dao khâu xén chiếc râu đó đi. Những suy nghĩ và hành động của Thị Kính rất tự nhiên, thể hiện những tình cảm rất nồng nàn và chân thực của người phụ nữ yêu chồng.

3. Cả trong hành động và ngôn ngữ, Sùng bà đều chứng tỏ là một kẻ tàn nhẫn, độc ác, không những thế lại còn coi thường những người lao động, nghèo khổ :

- Về hành động : Sùng bà dúi đầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính phải ngửa mặt lên (Một kiểu hạ nhục người khác). Sùng bà không cho Thị Kính được phân bua, thanh minh cho mình, dúi tay, đẩy Thị Kính ngã khịu xuống, nhất quyết trả Thị Kính về cho gia đình.

- Về ngôn ngữ : Sùng bà đay nghiến, mắng nhiếc Thị Kính thậm tệ. Điều quan trọng nhất là cách mắng chửi của Sùng bà đối với Thị Kính không phải là lời mắng của mẹ với con, cũng không phải là của mẹ chồng đối với con dâu của mình. Trong lời mắng chửi, bà luôn nhấn mạnh về sự đối lập giữa hai giai cấp, đến sự không "môn đăng hộ đối" giữa hai gia đình

Lời lẽ hành động của Sùng bà chứng tỏ mụ là người độc ác và tàn nhẫn, không những thế lại còn hợm hĩnh, tự coi mình là tầng lớp trên, dẫn đến coi thường những người khác, nhất là những người lao động. Điều đó cho thấy Sùng bà tức giận, chửi mắng Thị Kính thậm tệ không hẳn vì nghĩ rằng Thị Kính có ý làm hại con mụ mà vì sự chênh lệch đẳng cấp xã hội giữa hai gia đình. Thị Kính là con nhà nghèo mà dám bước vào, hơn thế nữa lại là nàng dâu, trở thành người trong gia đình mụ.

4. Trước nỗi oan khuất, Thị Kính không biết làm gì khác, chỉ một mực kêu oan. Thị Kính đã kêu oan đến năm lần. Bốn lần là hướng đến mẹ chồng và chồng. Cả bốn lần, lời kêu oan của Thị Kính chỉ như đổ dầu vào lửa, bởi Thiện Sĩ chỉ là một kẻ bạc nhược, đớn hèn, còn Sùng bà thì hiển nhiên không muốn chấp nhận Thị Kính là con dâu trong nhà. Chỉ đến lần thứ năm, lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự thông cảm, nhưng đó lại chỉ là lời của Mãng ông. Một sự cảm thông đau khổ và bất lực. Mãng ông biết con gái bị oan nhưng chỉ là một người nông dân nghèo, không có vị thế trong xã hội, ông không thể làm gì để giúp đỡ con gái.

5. Sùng ông, Sùng bà thật là những kẻ độc ác đến tàn nhẫn. Đuổi Thị Kính ra khỏi nhà chưa thỏa, trước khi đuổi , chúng còn bày một màn kịch độc ác  làm cho cha con Thị Kính phải nhục nhã ê chề. Sùng ông gọi Mãng ông sang để nhận con gái về, lại nó : "- Ông Mãng ơi, ông sang mà ăn cữ cháu !"

Mãng ông tưởng thật, đang nói giọng hoan hỉ thì bị giội ngay gáo nước lạnh : "- Đây này ! Đang nửa đêm nó cầm dao giết chồng đây này !". Không những thế, Sùng ông còn thẳng thừng cự tuyệt quan hệ thông gia với Mãng ông bằng cách dũi ngã Mãng ông rồi bỏ vào trong nhà.

Xung đột kịch đã được đẩy lên cao nhất : Thị Kính không những bị đẩy vào cảnh tan vỡ hạnh phúc vợ chồng, bị mắng chửi, hành hạ mà còn phải chứng kiến cảnh người cha già yếu bị chính bố chồng làm cho nhục nhã, khổ sở.

Hoàn cảnh hai cha con ôm nhau khóc là hình ảnh của những con người chịu oan, đau khổ mà hoàn toàn bất lực. Đó là bi kịch điển hình của những người dân nghèo, nhất là những người phụ nữ nông thôn xã hội cũ.

6. Khi Mãng ông bảo Thị Kính về theo mình, Thị Kính đi theo cha mấy bước nữa, rồi dừng lại, quay vào nhìn từ cái kỉ đến sách, thúng khâu, rồi cầm lấy chiếc áo đang khâu dở, bóp chặt tay. Hình ảnh này cho ta nghĩ đến bên này là hạnh phúc, bên kia là cảnh chia lìa. Bị đẩy ra khỏi thế giới quen thuộc, người phụ nữ bỗng hóa bơ vơ giữa cái vô định của cuộc đời

Việc Thị Kính giả trai đi tu càng khẳng định sự bế tác của con người trong xã hội. Bên cạnh đó nó còn thể hiện một quan điểm định mệnh, cho rằng mình khổ là do số kiếp, từ đó tìm về cửa Phật để tu tâm, tu đức. Nó cũng cho ta thấy một điều : Con người thời bấy giờ chưa đủ sức, đủ bản lĩnh để vượt lên hoàn cảnh, trái lại phải cam  chịu, coi nỗi khổ của mình như một lẽ đương nhiên. Điều đó làm cho tâm hồn của họ càng trở nên yếu đuối và ngày càng thụ động truwocs hoàn cảng ngặt nghèo.

Diễn biến tiếp theo của vở chèo cho thấy đi tu không phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi nỗi đau khổ thực tại. Cải trang làm chú tiểu, Thị Kính lại bị Thị Mầu vu oan cho cái tội làm cho thị mang thai. Thị Kính bị đuổi ra khỏi tam quan, rốt cuộc vẫn không thoát khỏi được kiếp trầm luân khổ ải.

Câu trả lời:

* Tóm tắt : 

- Ngày 23/8/1945, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền. Ngày 12/10, chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập.

- Tháng 3/1946, thực dân Pháp trở lại tái chiếm Lào. Nhân dân Lào một lần nữa phải cầm súng kháng chiến bảo vệ nền độc lập của mình.

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Lào ngày càng phát triển.

- Hiệp đinh Giơnevơ ( 1954) , Pháp phải công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, thừa nhận địa vị hợp pháp của các lực lượng kháng chiến Lào.

* Mối quan hệ :

- Ngày 11/3/1951, liên minh Việt - Miên - Lào thành lập, biểu hiện tinh thần đoàn kết của ba nước đông dương trong sự nghiệp kháng chiến chống Pháp.

- Từ ngày 8/4/1953 đến ngày 18/5/1953, liên quân Việt - Lào mở chiến dịch Thượng Lào, giải phóng Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và Phongxalif.

- Trong chiến dịch Đông - Xuân 1953 -1954, liên quân Việt - Lào mở nhiều chiến dịch tấn công địch để làm phá sản bước đầu kế hoạch Nava. Cụ thể : 

  +  Đầu tháng 12/1953, liên quân Việt - Lào mở chiến dịch tấn công địch ở Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, bao vây, uy hiếp Xênô.

  + Cuối tháng 1/1954,  liên quân Việt - Lào mở chiến dịch tấn công địch ở Thượng Lào giải phóng Phongxali, uy hiếp Luông Phabawng.

- Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, do bị án ngữ con đường Tây Bắc và một số vùng đất ở Lào đã được giải phóng nen khi bị tấn công, địch không thể mở đường rút quân sang Lào, làm cho địch rơi vào thế bị động.

- Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ Việt Nam , buộc Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ ( 1954) công nhận chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, trong đó có Lào