Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 283
Điểm GP 58
Điểm SP 1081

Người theo dõi (393)

Thư Phan
Chi Bi
Võ Diệu Thúy

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Trước hết, hô hấp và quang hợp là 2 quá trình trái ngược nhau:

 

Hô hấp

Quang hợp

Khái niệm

Hô hấp ở thực vật là quá trình ôxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cây.

 

Quang hợp ở thực vật là quá trình tổng hợp chất hữu cơ (đường glucose) từ các chất vô cơ (CO2 và H2O) nhờ năng lượng ánh sáng được hấp thụ bởi hệ sắc tố thực vật (diệp lục là chính).   (Là quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) thành năng lượng trong các liên kết hóa học (hóa năng) ở các hợp chất hữu cơ nhờ bộ máy quang hợp ở thực vật.)

 

PTTQ

C6H12O6 + 6O2 à 6CO2 + 6H2O + ATP, nhiệt,

6CO2 + 12H2O+ ASMT, Hệ sắc tố à C6H12O6 + 6O2 + 6H2O

Xảy ra ở

Ty thể của mọi tế bào.

Lục lạp của tế bào thực vật.

 

Có thể thấy, tuy hô hấp và quang hợp là 2 quá trình trái ngược nhau nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ.

-        Sản phẩm của quá trình này cung cấp nguyên liệu cho quá trình kia. Sản phẩm của quang hợp là chất hữu cơ và O2 trở thành nguyên liệu cho hô hấp. Năng lượng tạo ra qua quá trình hô hấp cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể trong đó có quang hợp. Trong 2 quá trình, đều diễn ra trên màng sinh học, với các chuỗi truyền điện tử và hệ enzim chuyển hóa. Có thể nói, quá trình này là cơ sở của quá trình kia. Hô hấp và quang hợp là hai mặt của một thể thống nhất

-        Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp có ý nghĩa quyết định đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

Câu trả lời:

Không phải là lặp gen cấu trúc thì cường độ tính trạng tăng lên và lặp gen điều hòa thì cường độ tính trạng giảm. Điều này phụ thuộc vào sản phẩm của gen và loại tính trạng.

Ví dụ: Lặp gen ở đại mạch làm tăng hoạt tính enzim Amilaza, nhưng lặp đoạn 16A trên NST X của ruồi giấm làm tăng số lượng mắt đơn (lặp gen cấu trúc) nhưng khi biểu hiện thành tính trạng lại là biến mắt lồi thành mắt dẹt.

Lặp gen điều hòa cũng không phải là luôn làm sự biểu hiện cường độ tính trạng giảm vì nó con phụ thuộc vào điều hòa âm và điều hòa dương. Nhìn chung, cơ chế điều hòa biểu hiện gen ở sinh vật nhân thực vô cùng phức tạp.

Tăng và giảm hoạt động của gen khác với tăng và giảm cường độ biểu hiện của tính trạng vì nó phụ thuộc vào loại tính trạng. Ví dụ trường hợp ruồi giấm ở trên, hoặc ví dụ trường hợp gen tổng hợp chất có hoạt tính ức chế,,…

Một gen đang hoạt động có thể trở thành không hoạt động bằng cách phá hủy gen hoặc làm mất đoạn chứa trình tự khởi đầu phiên mã,..hoặc gắn thêm gen câm.

Có thể làm tăng hoặc giảm mức độ hoạt động của gen băng cách gây lặp đoạn hoặc chèn thêm các promoter như trong công nghệ ADN tái tổ hợp.

Câu trả lời:

Quần thể là tập hợp các sinh vật cùng loài nên mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật trong quần thể là mối quan hệ cùng loài, gồm có:

-        Quan hệ hỗ trợ cùng loài: các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống như kiếm thức ăn, chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và kẻ thù, sinh sản… Ví dụ: hiện tượng mọc liền rễ ở cây thông, tre mọc thành bụi giúp chống chịu gió bão, bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn,…. gọi là hiệu quả nhóm. Quan hệ hỗ trợ cùng loài giúp cho quần thể tồn tại một cách ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống, tăng khả năng sống sót và sinh sản cảu các cá thể trong quần thể.

-        Quan hệ đối kháng (cạnh tranh) cùng loài: khi mật độ cá thể trong quần thể quá cao, nguồn sống không đủ cung cấp cho tất cả các cá thể dẫn đến hiện tượng các cá thể cạnh tranh nhau về nơi ở, nguồn thức ăn, bạn kết đôi trong mùa sinh sản,…Ví dụ: các cây trong rừng cạnh tranh nhau về ánh sáng, nguồn dinh dưỡng à hiện tượng tự tỉa thưa. Các con vật cạnh tranh nhau về thức ăn, tranh giành nhau con cái trong mùa sinh sản à đánh nhau, dọa nạt nhau, ăn thịt nhau,… Quan hệ cạnh tranh cùng loài giúp duy trì số lượng và mật độ cá thể trong quần thể một cách phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của loài.

Quần xã là tập hợp nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau nên mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã bao gồm cả mối quan hệ cùng loài và mối quan hệ khác loài:

-        Quan hệ hỗ trợ khác loài: là quan hệ mang lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài:

+ quan hệ cộng sinh: VD: nấm, vi khuẩn, tảo cộng sinh trong địa y, vi khuẩn cố định đạm cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu,..

+ quan hệ hợp tác: chim sáo và trâu rừng,..

+  quan hệ hội sinh: rêu sống bám trên thân cây cổ thụ, phong lam sống bám trên cây rừng,..

-        Quan hệ đối kháng khác loài: là quan hệ mà ít nhất một bên hại, bên kia có thể có lợi, có hại hoặc không ảnh hưởng gì.

+ quan hệ cạnh tranh: cỏ và lúa cạnh tranh nhau ánh sáng, nước, dinh dưỡng, hổ và báo cạnh tranh nhau con mồi,..

+ quan hệ ức chế-cảm nhiễm: tảo giáp nở hoa gây độc cho cá,

+quan hệ kí sinh: dây tơ hồng kí sinh trên cây nhãn, giun kí sinh trong ruột người.

+ quan hệ vật ăn thịt-con mồi: hổ - linh dương,..