Bước mùa xuân
Mưa giăng trên đồng Uốn mềm ngọn lúa Hoa xoan theo gió Rải tím mặt đường.
Nụ xòe tay hứng Giọt nắng trong veo Gió thơm hương lá Giọt mầm vươn theo.
Cỏ lặng dưới chân Cũng xanh với nắng Ven bãi phù sa Dế mèn hắng giọng. | Đây vườn hoa cải Rung vàng cánh ong Hoa vải đơm trắng Thơm lừng bên sông.
Mùa xuân đang nói Xôn xao, thì thầm… Chốn nào cũng gặp Bước mùa xuân đi.
Chuyền trong vòm lá Chim có gì vui Mà nghe ríu rít Như trẻ reo cười. |
(Nguyễn Bao, Sách Tiếng Việt 4, tập 2, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 85).
Câu 1. Bài thơ Bước mùa xuân được viết theo thể thơ nào ? Xác định đề tài chính của bài thơ trên.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:
…Mùa xuân đang nói
Xôn xao, thì thầm…
Chốn nào cũng gặp
Bước mùa xuân đi.
Câu 3. Qua việc đọc hiểu bài thơ trên, em hãy rút ra những thông điệp mà tác giả gửi gắm đến cho người đọc.
Câu 4. Em sẽ làm những việc gì để giữ gìn và bảo vệ khuôn viên trường em luôn xanh-sạch-đẹp?
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau đây và thực hiện yêu cầu bên dưới.
DẠ KHÚC CHO VẦNG TRĂNG
Trăng non ngoài cửa sổ Mảnh mai như lá lúa Thổi nhẹ thôi là bay Con ơi ngủ cho say Để trăng thành chiếc lược Chải nhẹ lên mái tóc Để trăng thành lưỡi cày Rạch bầu trời khuya nay | Trăng thấp thoáng cành cây Tìm con ngoài cửa sổ Cửa nhà mình bé quá Trăng lặn trước mọi nhà Vai mẹ thành võng đưa Theo con vào giấc ngủ Trăng thành con thuyền nhỏ Đến bến bờ tình yêu… |
(Nguồn https://thohay.vn/da-khuc-cho-vang-trang.html - Duy Thông) |
Chú thích:
Vũ Duy Thông (26/2/1944 - 28/5/2021) sinh tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc, tốt nghiệp khoa Văn, ĐH Tổng hợp Hà Nội, rồi làm báo, từng là biên tập viên, là tổng biên tập tạp chí, là phó vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản của Ban Tư tưởng Văn hoá trung, là vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản… Vũ Duy Thông là nhà thơ nổi tiếng với nhiều tác phẩm hay và ý nghĩa dành cho thiếu nhi. Thơ ông mang đậm chất trữ tình, nhẹ nhàng và sâu lắng.
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“Trăng non ngoài cửa sổ |
Mảnh mai như lá lúa |
Thổi nhẹ thôi là bay”. |
Câu 3. Sau khi đọc bài thơ, có người cho rằng “Bài thơ là một khúc hát ru ngọt ngào thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
Câu 4. Nêu những bài học em rút ra được từ văn bản trên?
ĐỀ 2
PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
Mưa
Mưa như mẹ rây bột Là cơn mưa mùa xuân Hoa mai nở tần ngần Hé bừng tia nắng mới.
Cơn mưa rào tháng Năm Như bị thần sấm đuổi Chị ra đồng hai buổi Lúa chín vàng mênh mông.
Mưa dài như nhớ mẹ Là cơn mưa tháng Mười Bếp lửa bà hay cười Giã ngô thơm mùi nắng. | Đây cơn mưa của con Từ đôi bàn tay son Từ búp sen thùng tưới Mưa xoè đầy lá non.
Như mặt trời mới lên Cành quýt treo quả đỏ Con chim vườn lấp ló Hót vang ngời tiếng mưa...
(Mưa - Lê Thị Mây, Sách Tiếng Việt 5, tập 2, bộ sách KNTT với cuộc sống, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 83)
|
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? Xác định đề tài của bài thơ trên.
Câu 2. Kể tên những cơn mưa được nhắc tới trong bài thơ.
Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ trong khổ thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.
Mưa dài như nhớ mẹ
Là cơn mưa tháng Mười
Bếp lửa bà hay cười
Giã ngô thơm mùi nắng.
Câu 4. Từ việc đọc hiểu bài thơ, nêu thông điệp mà em tâm đắc nhất. Em sẽ làm những việc gì để thực hiện thông điệp ấy?