I. TRẮC NGHIỆM
Đọc văn bản sau:
Yêu từng bờ ruộng, lối mòn,
Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu.
Yêu con sông mặt sóng xao,
Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca.
Yêu hàng ớt đã ra hoa
Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông.
Yêu sao tiếng mẹ ru nồng,
Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm.
(Ta yêu quê ta, Lê Anh Xuân, Thơ Thiếu nhi chọn lọc, NXB Văn học, 2017, tr.94)
Thực hiện các yêu cầu:
1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8:
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thể thơ tự do.
B. Thể thơ tám chữ.
C. Thể thơ lục bát.
D. Thể thơ năm chữ.
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
A. Biểu cảm.
B. Tự sự.
C. Miêu tả.
D. Nghị luận.
Câu 3. Trong dòng thơ: “Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông” có mấy cụm động từ?
A. Một cụm động từ.
B. Hai cụm động từ.
C. Ba cụm động từ.
D. Bốn cụm động từ.
Câu 4. Trong 4 câu thơ đầu cảnh vật quê hương được hiện lên qua những hình ảnh nào?
A. Bờ ruộng, lối mòn, hàng ớt, đám dưa, đám cà.
B. Bờ ruộng, lối mòn, bông gạo, ngàn dâu, con sông.
C. Bờ ruộng, lối mòn, bông gạo, dâu tằm.
D. Bờ ruộng, lối mòn, đám dưa, đám cà, dâu tằm.
Câu 5. Điệp từ “yêu” trong văn bản trên có tác dụng gì?
A. Nhấn mạnh tình yêu da diết của tác giả đối với dòng sông.
B. Nhấn mạnh tình yêu quê hương da diết của tác giả.
C. Nhấn mạnh tình yêu da diết của tác giả đối với mẹ.
D. Nhấn mạnh tình yêu sâu sắc của tác giả đối với gia đình.
Câu 6. Cảm nhận nào đúng nhất về cảnh vật quê hương hiện lên trong hai dòng thơ sau:
Yêu từng bờ ruộng, lối mòn,
Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu.
A. Cảnh rực rỡ, tha thiết, bâng khuâng.
B. Cảnh mênh mông, bình dị, thân quen.
C. Cảnh tươi đẹp, thơ mộng, trữ tình.
D. Cảnh tươi đẹp, thân thuộc, bình dị
Câu 7. Nhận xét nào đúng nhất về ý nghĩa lời ru của mẹ qua hai dòng thơ sau:
Yêu sao tiếng mẹ ru nồng,
Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm.
A. Lời ru của mẹ đưa con vào giấc ngủ, bồi đắp tâm hồn con.
B. Lời ru của mẹ động viên, khích lệ con nỗ lực học tập tốt.
C. Lời ru của mẹ là khúc hát xua tan mệt mỏi trong lao động.
D. Lời ru của mẹ gợi nhắc những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp.
Câu 8: Hiệu quả của biện pháp nhân hóa trong dòng thơ: “Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca” là gì?
A. Nhấn mạnh kỉ niệm tuổi thơ êm đềm, ngọt ngào gắn với dòng sông.
B. Câu thơ khơi gợi trí tưởng tượng bay bổng ở người đọc.
C. Dòng sông trở nên sinh động, gần gũi, gắn bó với con người.
D. Giúp đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác.
2. Trả lời các câu hỏi:
Câu 9. Qua bài thơ tác giả muốn gửi tới người đọc những thông điệp gì?
Phai biet yeu que huong
Câu 10. Từ nội dung của văn bản, em nhận thấy mình cần làm gì để góp phần xây dựng quê hương? (Trình bày khoảng 3 - 5 câu văn)
II. VIẾT (4,0 điểm)
Quê hương yêu dấu - nơi cho em nhiều trải nghiệm. Hãy kể lại một trải nghiệm về chuyến thăm quê thú vị của em.
Đề 1:
A. Đọc – hiểu văn bản ( 3.0 điểm)
Đọc văn bản sau đây rồi trả lời các câu hỏi:
ĐOM ĐÓM VÀ GIỌT SƯƠNG
Tối hôm ấy không có trăng nhưng bầu trời đầy sao sáng. Đom Đóm bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa. Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy. Đom Đóm sà xuống ruộng lúa bắt mấy con Rầy Nâu để ăn lót dạ. Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một bông cỏ may, vừa hóng gió thu về đêm, vừa làm cho cây đèn của mình sáng thêm. Bỗng Đom Đóm nhìn sang bên cạnh, thấy cô bạn Giọt Sương đang đung đưa trên lá cỏ. Đom Đóm thầm nghĩ: “Ôi! Bạn Giọt Sương thật là xinh đẹp!”. Rồi Đom Đóm cất cánh bay quanh Giọt Sương. Lạ thật, càng đến gần Giọt Sương, Đom Đóm càng thấy giọt sương đẹp hơn. Đom Đóm cất tiếng:
- Chào bạn Giọt Sương, trông bạn lung linh, toả sáng như một viên ngọc vậy!
Giọt Sương dịu dàng nói:
- Bạn Đom Đóm ơi! Mình sáng đẹp thế này là vì mình phản chiếu ánh sáng từ các ngôi sao trên bầu trời, có khi còn mờ hơn ánh sáng cây đèn của bạn. Mình nghĩ bạn mới là người đẹp nhất vì bạn sáng lên được từ chính bản thân mình. Bạn thật đáng tự hào!
Đom Đóm nói:
- Bạn Giọt Sương khiêm tốn quá! Nhưng mình xin cảm ơn bạn về những lời tốt đẹp bạn dành cho mình. Thôi, chào bạn! Mình đi bắt bọn Rầy Nâu hai lúa đây! Đom Đóm bay đi, Giọt Sương còn nói với theo, giọng đầy khích lệ:
- Xin chúc bạn làm tròn nhiệm vụ của mình để đồng ruộng thêm tươi tốt nhé!
(Truyện ngụ ngôn)
Câu 1: Văn bản trên có đặc điểm giống với thể loại nào mà các em đã được học? Văn bản được kể lại theo ngôi thứ mấy?
Câu 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong văn bản trên? Biện pháp tu từ đó đã đem lại những hiệu quả gì?
Câu 3: Nêu nội dung chính của văn bản phần đọc hiểu.
B. Tự luận (7.0 điểm).
Câu 1: Từ nội dung của văn bản trên, em rút ra cho mình những bài học gì trong các mối quan hệ, ứng xử với bạn bè xung quanh (viết đoạn văn 5-7 dòng).
Câu 2: Tuổi học trò chắc chắn ai ai cũng đều có bên mình những người bạn và sẽ không thể nào quên những kỉ niệm hồn nhiên, ngây thơ, vui buồn…cùng bè bạn. Hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ với người bạn tuổi thơ của em.
Đề 2:
A. Đọc – hiểu văn bản (3 điểm)
Đọc đoạn thơ sau rồi trả lời các câu hỏi:
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may
Chiều trôi lơ lửng đám mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
(Dòng sông mặc áo, Nguyễn Trọng Tạo)
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Đặc điểm nào giúp em nhận ra thể thơ đó?
Câu 2: Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng.
Câu 3: Nội dung của đoạn thơ trên là gì?
B. Tự luận (7 điểm)
Câu 1: Viết đoạn văn ngắn (5 - 7 dòng) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Câu 2: Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên em vào lớp 6.
SOS