Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 7
Số lượng câu trả lời 13
Điểm GP 0
Điểm SP 4

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


                           Có ai ko? Giúp tớ với! 

Năm 2009, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức lấy ngày 22 tháng 4 hằng năm làm Ngày Trái Đất. Từ mốc thời gian ấy, Ngày Trái Đất được coi là một sự kiện thường niên của các quốc gia trên thế giới, hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh xanh. Điều gì đang diễn ra với môi trường sống trên Trái Đất và vì sao vấn đề bảo vệ môi trường lại trở nên cấp thiết đến thế?

 Cần nhìn thẳng vào một sự thực: môi trường trên Trái Đất đang bị huỷ hoại và xuống cấp nghiêm trọng. Những nghiên cứu và cảnh báo về môi trường hiện nay tập trung vào các vấn đề: biến đổi khí hậu; hiệu ứng nhà kính; tình trạng ô nhiễm không khí; rác thải nhựa; sự cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên; sự suy giảm tính đa dạng sinh học;... Nói riêng về sự suy giảm tính đa dạng sinh học, theo báo cáo của Liên đoàn Bảo tồn thế giới (IUCN), kể từ năm 1500, đã có 953 loài động vật, thực vật biến mất trên Trái Đất. Trung bình mỗi năm hành tinh của chúng ta chứng kiến từ 1 đến 5 loài tuyệt chủng. Không chỉ thế, theo ước tính của các nhà khoa học, tốc độ biến mất của các loài có thể diễn ra nhanh hơn, gấp 1 000 lần, thậm chí gấp 10 000 lần so với tốc độ bình thường. Nhìn chung, tất cả các vấn đề này đều có quan hệ với nhau và đều liên quan (tuỳ mức độ) tới những hoạt động của con người như: phát triển sản xuất công nghiệp và nông nghiệp thiếu bền vững; khai thác và sử dụng tài nguyên lãng phí; đánh bắt bừa bãi thuỷ hải sản và động vật hoang dã; xả khí thải, xả rác vô độ ...

Trái Đất là “mẹ” của muôn loài. Phải nói rằng chúng ta đang làm “mẹ” đau đớn, đồng thời đẩy những “người anh em” của mình tới tình trạng diệt vong. Một khi những “người anh em” trong tự nhiên đã ra đi, loài người liệu còn được bao nhiêu cơ hội sống sót? Mỗi chúng ta có thể và cần phải làm gì để bảo vệ môi trường sống của muôn loài và cũng là của chính mình?

(Theo Trần Dương (tổng hợp), báo điện tử Đất Việt - Diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, tháng 10/2020)

Câu 1. (2,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất

1. Văn bản trên có mấy đoạn văn?

 

A. Một                          

B. Hai                  

C. Ba          

D. Bốn

 

2. Các số liệu được nêu trong đoạn văn thứ hai của văn bản cho biết điều gì?

A. Số lượng các loài sinh vật bị tuyệt chủng và tốc độ biến mất của chúng

B. Sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất

C. Sự xuống cấp của môi trường sống trên Trái Đất

D. Tốc độ biến mất ngày càng nhanh của các loài động vật hoang dã

3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau: “Phải nói rằng chúng ta đang làm “mẹ” đau đớn, đồng thời đẩy những “người anh em” của mình tới tình trạng diệt vong”?

 

A. Ẩn dụ    

B. Điệp ngữ         

C. Hoán dụ          

D. So sánh

 

4. Câu văn: “Năm 2009, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức lấy ngày 22 tháng 4 hằng năm làm Ngày Trái Đất.” có mấy trạng ngữ?

 

A. Một                     

B. Hai                

C. Ba                 

D. Bốn

 

Câu 2. (0,5 điểm) Văn bản trên viết về vấn đề gì?

Câu 3. (0,5 điểm) Tìm trong văn bản một câu nêu thông tin cụ thể    

Câu 4. (1,0 điểm) Một khi những “người anh em” trong tự nhiên đã ra đi, loài người liệu còn được bao nhiêu cơ hội sống sót? Dựa vào nội dung bài đọc, hãy viết câu trả lời cho câu hỏi trên. Vì sao em có suy nghĩ như vậy?

Câu 5. (1,0 điểm) Đọc câu “Các thảm hoạ môi trường nói trên không chỉ đe doa huỷ diệt các loài động vật, thực vật mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của con người.”

Em sẽ làm gì để khắc phục “ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của con người” đó?

 

Mọi người ơi! Giúp mình với!

Công việc đầu tiên

         Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:

         - Út có dám rải truyền đơn không?

        Tôi vừa mừng vừa lo, nói :

        - Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!

        Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:

       - Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.

        Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.

        Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:

          - Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!

        Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:

          - Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát ly hẳn nghe anh!

                                                                               Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định

Câu 1. Chọn phương án trả lời đúng nhất và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào tờ giấy làm bài.

1: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?

A. Rải truyền đơn          B. Đi chợ              C. Đi liên lạc                  D. Mua vũ khí

2: Anh Ba Chẩn hỏi : Út có dám rải truyền đơn không? Chị Út nói:

A. Được                          B. Mừng                 C. Lo                              D. Không

3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên?

A. Đêm đó chị ngủ yên, trong giấc ngủ chị nghĩ cách giấu truyền đơn.

B. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

C. Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. D. Suốt đêm chị không ngủ, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?

A. Chị ngủ không yên, dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

B. Chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

C. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần.

D. Chị rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

5: Vì sao chị Út muốn được thoát li?

A. Vì Chị Út yêu nước, yêu nhân dân.

B. Vì chị muốn rải truyền đơn, kết hợp đi bán cá để phụ giúp gia đình.

C. Vì chị muốn rời khỏi gia đình, không muốn sống cùng bố mẹ nữa.

D. Vì Chị Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng.

6: Câu: “Út có dám rải truyền đơn không?” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu cảm thán   B. Câu cầu khiến   C. Câu hỏi    D. Câu kể

7: Dấu phẩy trong câu: “Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng” có tác dụng gì?

A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.          

B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu.

C. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.                

D. Ngăn cách các từ cùng làm chủ ngữ.

8: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì?

A. Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Giỏi giang            

B. Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang.

C. Chăm chỉ, Bất khuất, Trung hậu, Cần cù.                   

D. Dũng cảm, Bất khuất, Trung hậu, Chịu khó.

Câu 2. Xác định các cụm danh từ được sử dụng trong văn bản trên?

Câu 3. Em hiểu “ tỉ mỉ” nghĩa là gì?

Câu 3. Em thấy nhân vật chị Út là người như thế nào?

Câu 4. Em mơ ước khi lớn lên mình sẽ làm nghề gì để góp phần xây dựng đất nước? Vì sao?

Câu 5. Từ nội dung của văn bản trong phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-12 câu) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng dũng cảm.

                            Các cậu giúp tớ với:<

Đọc và trả lời câu hỏi:

Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau.

Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em, mà minh chứng cụ thể đầu tiên là hành động vứt rác bừa bãi ra môi trường thay vì vứt đúng nơi quy định. Theo quan sát, tại các trường học, chúng tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh, túi nylon vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ.

Nói cách khác, thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam có sự đóng góp rất lớn từ chính ý thức kém của một bộ phận người dân. Tình trạng này thậm chí còn tồi tệ hơn ở các bãi biển tự nhiên. Theo thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Việt Nam rác thải nhựa chiếm 7% tổng lượng chất thải rắn thải ra, tương đương gần 2.500 tấn/ngày. Bạn có biết rằng Việt Nam đang đứng thứ 4 trên thế giới về lượng chất thải nhựa xả ra đại dương hàng năm lên đến 0,28 - 0,73 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới), chỉ đứng sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines. 

                                                                                                                                           ( Nguồn internet)

Câu 1. Chọn đáp án đúng nhấ

1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C.  Nghị luận

D. Thuyết minh

2. Nghĩa của từ “môi trường” là:

        A. Tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người 

        B.  Nơi sinh sống của con người

        C.  Nơi sinh sống của các loài vật.

        D.  Nơi sinh sống của con người và muôn loài.

3. Trong câu “Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân, trạng ngữ “đầu tiên” được dùng với chức năng gì?

A. Chỉ thời gian

B. Chỉ nguyên nhân

C. Chỉ mục đích

D. Chỉ địa điểm

4: Từ nào trong dãy từ sau được mượn từ ngôn nữ châu Âu?

A. khẩu hiệu

B. nylon

C. tấm biển

D. đại dương

5: Cụm từ “vứt ngay tại chỗ” là cụm từ gì?

   A. Cụm danh từ        B. Cụm động từ         C. Cụm tính từ           D. Cụm chủ vị

6: Theo thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Việt Nam rác thải nhựa chiếm

   A. 5%                         B. 6%                           C. 7%                        D. 8%

7: Theo tác giả: Nhiều người cho rằng những việc mình làm là

   A. rất quan trọng                             B. bình thường       

   C. nhỏ bé                                            D.quá nhỏ bé, không đủ làm hại môi trường

8: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước chủ yếu là do đâu?

A. ý thức kém của con người    

B. xác động vật phân huỷ     

C. lượng dư thừa thuốc trừ sâu                                                 

D. tai nạn tàu thuyền làm loang dầu

Câu 2:  Chủ đề của văn bản trên là gì? Tìm những chi tiết kể về hành động thiếu ý thức bảo vệ môi trường của con người trong văn bản trên?

Câu 3: Nêu thông điệp mà văn bản muốn gửi tới chúng ta.?

Câu 4: Hãy viết đoạn văn 6-7 câu nêu những việc chúng ta cần làm mỗi ngày để bảo vệ môi trường nước nơi em đang sống.