Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 1
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Chủ đề:

Hướng dẫn soạn bài Sự tích Hồ Gươm

Câu hỏi:

PHẦN I: Đọc - hiểu và thực hành tiếng Việt (6.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

     … “ Một năm sau khi đuổi được giặc Minh, một hôm Lê Lợi – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”.

     Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

     Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.”

                                                         ( Sự tích Hồ Gươm- theo Nguyễn Đổng Chi)

Câu 1( 2 điểm): Đoạn trích trên  thuộc thể loại nào? Chỉ ra dấu hiệu nhận biết cơ bản về thể loại đó? Kể tên tác phẩm có cùng thể loại?

Câu 2(0,5 điểm): Từ “ le lói” trong câu: “ người ta vẫn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh” là loại từ nào?

 Câu 3( 0,5 điểm): Ngoài văn bản được trích trên, em hãy kể tên 2 truyền thuyết mà em biết có sự xuất hiện của nhân vật Lạc Long Quân ( Long Quân, Đức Long Quân) hoặc Rùa Vàng (Rùa Thần, Đức Kim Quy).

Câu 4(2 điểm): Em hãy chỉ ra yếu tố tưởng tượng kì ảo và cốt lõi lịch sử trong đoạn văn trên? Ý nghĩa của chi tiết đó?

Câu 5( 1 điểm): Tai sao truyện có tên Sự tích Hồ Gươm?

PHẦN II: Viết (4,0 điểm)

     Đóng vai nhân vật trong câu chuyện cổ tích mà em thích và kể lại câu chuyện đó.

Chủ đề:

Hướng dẫn soạn bài Sự tích Hồ Gươm

Câu hỏi:

     Vào thời giặc Minh [1] xâm lược nước ta, đi đến đâu chúng cũng tàn sát người dân vô tội, cướp bóc của cải của nhân dân. Cuộc sống của người dân vô cùng cực khổ, và lầm than. Thấy cuộc sống của trăm dân như vậy một số người có lòng yêu nước đã tụ họp lại với nhau cùng bàn bạc làm một cuộc khởi nghĩa để chống lại sự tàn ác và bạo ngược của quân giặc. Trong đó có nghĩa quân ở vùng Lam Sơn.

    Tuy nhiên, nghĩa quân cũng chỉ toàn là những người nông dân áo vải, binh khí thì thô sơ mà chưa thu hút được nhiều người nên chưa có đủ sức mạnh để chiến đấu chống lại quân giặc. Rất nhiều lần nghĩa quân đã đứng lên khởi nghĩa nhưng lần nào cũng bị binh tướng nhà Minh đánh cho bại trận. Đức Long Quân [2] nhìn thấy tấm lòng chiến đấu quả cảm và tinh thần yêu nước của nghĩa quân, liền quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để tăng thêm sức mạnh và sĩ khí chiến đấu cho họ.

                                                                           (Trích: Sự tích Hồ Gươm)

*Chú thích:

1.Giặc Minh: giặc phương Bắc triều đại nhà Minh (giặc Minh xâm lược nước ta từ năm 1407 đến năm 1427).

2. Đức Long Quân: tức Lạc Long Quân (đức: tiếng tôn xưng vua chúa, thần thánh,…).

Câu hỏi:

Câu 1(1,5 đ): Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại gì? Em hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết của thể loại đó?

Câu 2(0,75 đ): Em hãy chỉ ra yếu tố lịch sử trong đoạn trích trên? Nêu tác dụng của yếu tố lịch sử đó?

Câu 3(1,25 đ): Chỉ ra yếu tố hoang đường , kì ảo xuất hiện trong đoạn trích trên? Theo em, yếu tố đó có ý nghĩa như thế nào?

Câu 4(0,5 đ): Em hiểu như thế nào về từ “sĩ khí”?

Câu 5(1,5 đ): Từ tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm của nghĩa quân Lam Sơn được nói tới trong đoạn trích, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân đối với đất nước?

 

II. Phần Tập làm văn(4,0 đ):

     Em hãy đóng vai một nhân vật trong một truyện cổ tích mà em yêu thích để kể lại một phần của truyện cổ tích đó?