Vợ nhặt

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
1 gp

I. Đọc - Tìm hiểu chung:

   1. Đọc:

   2. Tác giả, tác phẩm:

      a) Tác giả:

- Kim Lân (1920 - 2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài

- Quê quán: Bắc Ninh

- Là cây bút chuyên  viết truyện ngắn

- Thế giới nghệ thuật của ông chủ yếu tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông thôn

- Ông am hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lý của người nông dân nghèo, rất gần gũi với sinh hoạt của ông ( những con người gắn bó tha thiết với quê hương và Cách mạng )

      b) Tác phẩm: 

- Truyện viết về nạn đói năm Ất Dậu (1945). Tiền thân của truyện ngắn ngày là tiểu thuyết Xóm ngụ cư mà Kim Lân viết ngay sau Cách mạng. Tuy nhiên, bản thảo còn dang dở và bị thất lạc. Sau đó, tác giả đã dựa vào cốt truyện của tiểu thuyết này để viết truyện ngắn Vợ nhặt

II. Khám phá văn bản:

   1. Mối quan hệ giữa nhan đề và tình yêu câu chuyện:

- Vợ nhặt là một nhan đề độc đáo, phù hợp với tình huống truyện. Kim Lân đã kết hợp hai khái niệm trái ngược: chuyện lấy vợ gã chồng - truyện lớn lao, hệ trọng của đời người với việc nhặt nhạnh, lượm được một cách tình cờ, vu vơ.

- Nhan đề cho phép người đọc phỏng đoán về tình huống khôi hài, vừa liên hệ đến thân phân bị rẻ rúng của người phụ nữ. Nhan đề cho phép ta dự đoán về tình huống truyện và nhân vật cũng như sắc thái tâm lý mà truyện có thể gợi ra.

   2. Tình huống truyện:

- Tình huống truyện là sự kiên xảy ra trong truyện dẫn đến những đột biến trong câu chuyện, làm bộc lộ nét bản chất và đời sống của nhân vật đồng thời thể hiện rõ tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.

- Tình huống truyện của tác phẩm: Tràng là thanh niên nghèo khổ trong xóm ngụ cư. Giữa lúc nạn đói hoành hành, Tràng đã đưa một người đàn bà tứ cố vô thân về làm vợ.

→ Tình huống bất ngờ nằm ngoài dự tính, mặt khác cũng là tình huống éo le, bởi trong nạn đói, chuyện dựng vợ gả chồng là chuyện xa vời nhưng đây cũng là tình huống nhân đạo khi bộc lộ vẻ đẹp của tình người, đầy tính nhân văn trong hoàn cảnh bi đát, sức mạnh từ sự yêu thương, sự bao dung và tinh thần lạc quan của những người trong hoàn cảnh khốn cùng.

   3. Trình tự câu chuyện:

- Câu chuyện bắt đầu từ cuộc gặp gỡ giữa Tràng và thị sau này là người vợ nhặt trong lần đẩy xe thóc lên tỉnh. Đến lần gặp thứ hai sau khi cho thị ăn vài bát bánh đúc, buông vài câu nói đùa, người phụ nữ chấp nhận làm vợ chàng. Tràng đưa thị về ra mắt mẹ, cuộc sống của các nhân vật có nhiều thay đổi.

- Căn cứ diễn biến, có thể chia thành ba phần:

   + Tràng và thị qua hai lần gặp gỡ

   + Tràng đưa thị về ra mắt mẹ

   + Cuộc sống của gia đình Tràng ngày đầu tiên có thành viên mới

- Theo mạch truyện kể, truyện vợ nhặt bắt đầu từ việc buổi chiều chàng đưa thị về nhà, sau đó Tràng hồi cố những gì xảy ra trước đó. Truyện tập trung miêu tả tâm trạng và nhận thức của Tràng.

   4. Những thay đổi từ diện mạo, tâm trạng đến cách ứng xử của các nhân vật:

Nhân vậtTrước khi Tràng lấy vợSau khi Tràng lấy vợ
Người vợ nhặt

- Người phụ nữ gây ấn tượng xấu về ngoại hình

- Thị là người không có tên, lai lịch rõ ràng

- Là một người vợ đảm đang, có khả năng chịu khổ, biết đồng cảm, chia sẻ và đặc biệt là người thắp lên hy vọng tương lai cho Tràng
Bà cụ Tứ- Khi nghe Tràng lấy vợ, bà vui mừng vừa thương vừa giấu nỗi lo vào lòng; mở rộng vòng tay yêu thương để đón nhận người con dâu- Bà là điểm tựa cho các con, luôn nói về tương lai với những điều tốt đẹp
Tràng- Là thanh niên nghèo khổ, giàu lòng nhân hậu và khao khát hạnh phúc- Chín chắn, trưởng thành hơn, biết sống và có trách nhiệm với mọi người

   5. Những nét đáng chú ý trong cách người kể chuyện quan sát và miêu tả sự thay đổi của các nhân vật:

- Truyện được kể theo ngôi thứ ba:

   + Người kể chuyện có thể quan sát được cả ba nhân vật cũng như bối cảnh của nhân vật

   + Điểm nhìn của người kể chuyện chiếm ưu thế trong những miêu tả về nạn đói

   + Người kể chuyện nương theo điểm nhìn của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Tràng và người mẹ

   6. Chủ đề và giá trị tư tưởng của tác phẩm:

- Đề cao sức mạnh của lòng người, cảm thông giữa con người với con người trong hoàn cảnh khắc nghiệt, đề cao niềm lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống ( trong hoàn cảnh khốn cùng dù cận kề cái chết, những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn tin tưởng, hy vọng ở tương lai " họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người "

- Giá trị: truyện giàu giá trị nghệ thuật và nhân văn

Khách