Viết: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự việc

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Định hướng

a) Định nghĩa: Thuyết minh là phương thức giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực và hữu ích về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,... của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội.

b) Các bước: Muốn viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện, các em cần:

@286496@

Ví dụ: Ba văn bản: Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập, Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ, Giờ Trái Đất đều là các văn bản thuyết minh về các văn bản thuyết minh về các sự kiện. Các văn bản này đều có những điểm chung sau đây:

- Nêu lên sự kiện được thuật lại ở tiêu đề của văn bản.

- Tóm tắt thông tin quan trọng về sự kiện bằng sa pô.

- Thuật lại sự kiện bằng cách nêu các sự việc cụ thể và sắp xếp các sự kiện ấy theo trật tự thời gian (mở đầu, diễn biến và kết thúc). Với mỗi sự việc cụ thể, thường nên thời gian và địa điểm diễn ra sự việc ấy.

- Đưa thêm các ý kiến, ảnh tư liệu có liên quan nhằm cung cấp thêm thông tin về sự kiện.

- Chủ yếu sử dụng kiểu câu trần thuật, nhiều câu có trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn,... để thuật lại sự kiện.

2. Thực hành

Bài tập: Ở địa phương hoặc ở trường em, mọi người thường nhắc đến những sự kiện lớn nào đã diễn ra? Hãy chọn một sự kiện mà em và nhiều người quan tâm để thuật lại sự kiện đó. Trình bày bài viết theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin. 

a) Chuẩn bị

@286587@

- Chọn sự kiện để thuật lại. 

- Thu thập thông tin về sự kiện từ các nguồn khác nhau như sách báo, internet,...

- Dự kiến cách trình bày bài viết: theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin.

- Dự kiến bố cục của bài (theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin).

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý

Dựa vào mục a) ở trên, hãy tìm hiểu:

+ Sự kiện đó xảy ra khi nào? Ở đâu? Liên quan đến những ai?

+ Đâu là sự việc mở đầu, diễn biến và kết thúc?

+ Có những hình ảnh nào được dùng để minh họa cho sự kiện?

- Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được ở trên, lựa chọn và sắp xếp theo ba phần của bài viết.

Theo cách truyền thốngTheo đồ họa thông tin

+ Sa pô (nếu có): Giới thiệu tóm tắt về sự kiện.

+ Mở bài: Nêu tên sự kiện, thời gian xảy ra sự kiện.

+ Thân bài: Nêu các sự việc cụ thể và sắp xếp các sự việc ấy theo trật tự thời gian; các hình ảnh có liên quan nhằm cung cấp thêm thông tin về sự kiện.

+ Kết bài: Nêu sự việc kết thúc sự kiện.

+ Nội dung chính giống như cách truyền thông.

+ Lựa chọn một kiểu đồ họa để trình bày các thông tin chính, ngắn gọn.

 

 

 

c) Viết

Theo cách truyền thốngTheo đồ họa thông tin

+ Đặt tiêu đề cho bài viết (nếu có).

+ Viết sa pô.

+ Viết đoạn mở bài, thân bài, kết bài theo dàn ý đã lập.

+ Trình bày thông tin theo một mẫu đồ họa nhất định.

+ Nội dung ngắn gọn, bao gồm: tiêu đề và nội dung (chữ viết, hình ảnh, kí hiệu).
 

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

- Đọc lại bài viết hoặc đồ họa thông tin.

- Xem xét, phát hiện và sửa được các lỗi về nội dung thuật lại một sự kiện theo trật tự thời gian và các lỗi về hình thức trình bày.

 

Gợi ý một bài thuyết minh thuật lại sự việc nhờ đồ họa thông tin:

Các em lưu ý các điểm sau cần làm rõ:

+ Tiêu đề

+ Dưới tiêu đề các mốc các năm mà Việt Nam đã khống chế được dịch bệnh khó khăn.

+ Dưới các mốc là lí do vì sao Việt Nam thành công.

+ Phần cuối sơ đồ là giải thích các khái niệm khoa học trong bảng.

+ Liên hệ với thực trạng khống chế dịch bệnh Covid-19 hiện nay.

→ Khẳng định: Việt Nam kiểm soát được Covid-19 thành công cũng như các dịch bệnh trước đây là do sự đoàn kết, ý thứ của cả nhà nước và người dân. Những chiến dịch này chính là biểu hiện của tinh thần đoàn kết dân tộc có từ ngàn xưa của Việt Nam.