Vận nước (Quốc tộ)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
1
3 coin

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Thiền sư Pháp Thuận (915 - 990) họ Đỗ.

- Không rõ tên thật và quê quán.

- Là một nhà sư thuộc thế hệ thứ mười dòng thiền Nam phương do Thiền sư người Thiên Trúc Tì-ni-đa-lưu-chi đến nước ta năm 580 lập ra.

- Ông từng giữ công việc cố vấn quan trọng dưới triều Tiền Lê.

- Tác phẩm của ông hiện còn một bài thơ trả lời Lê Đại Hành hỏi về vận nước.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

- Vua Lê Đại Hành muốn hỏi ông về vận nước và ông đã trả lời bằng bài thơ này.

b. Bố cục 

- Phần 1: (Hai câu thơ đầu): Bàn về vận nước.

- Phần 2: (Hai câu thơ cuối): Cách trị nước.

II. Đọc - hiểu văn bản

Câu 1: Tác giả sử dụng phép so sánh để nhấn mạnh sự bền chặt, trường tồn, thịnh vượng của đất nước. Câu thơ cũng khẳng định tình đoàn kết dân tộc, niềm tin của tác giả vào vận nước.

Câu 2: Qua hai câu thơ đầu:

- Hoàn cảnh đất nước: Sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc (Loạn 12 xứ quân, kháng chiến chống Tống), đất nước ta bắt đầu thời kì ổn định. Lê Đại Hành muốn xây dựng một vương triều phong kiến hùng vường và trường tồn.

- Tâm trạng của nhà thơ: vui, phấn khởi, lạc quan, tin tưởng vào tương lai của đất nước.

Câu 3: Chữ "vô vi" khẳng định: Nếu muốn cho đất nước thái bình, người trị quốc phải dùng cái đức, cái tài của mình để cảm hóa nhân dân. Quan điểm "đức trị" của nhà thơ được tập trung chủ yếu ở hai chữ "vô vi".

Câu 4: Hai câu thơ cuối phản ánh truyền thống yêu nước, chuộng hòa bình. Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.


Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
Trịnh Long đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (19 tháng 8 2021 lúc 17:00) 1 lượt thích

Khách