Từ ấy

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
5 coin

BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH TỪ ẤY.

Mười tám, đôi mươi, cái lứa mang trong mình dòng máu của đất mẹ, lứa tuổi của những sục sôi dâng trào trong trái tim và nhiệt huyết say mê của tuổi trẻ. Ấy vậy mà ở cái tuổi đẹp nhất đời người ấy, con người ta lại mông lung, vô định, chật vật tìm cho mình một ngã rẽ đúng đắn. Và rồi, ánh sáng của Đảng chói rọi, chàng thi sĩ ấy đã cất bút viết, viết về một mốc son chói lọi của cuộc đời mình. Mang theo cả tâm hồn trong trẻo của tuổi 18 gửi vào “Từ ấy”, Tố Hữu đã bộc lộ một sức sống rạng ngời của người cộng sản trẻ yêu nước ngày đầu đến với lí tưởng cao đẹp, đồng thời dấy lên niềm thương tiếc với những kiếp đời, kiếp người “phôi pha”, trải qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt, đầy gian khổ, hy sinh...

Nhan đề “Từ ấy” như một bức tường phân chia ranh giới rõ ràng giữa 2 khoảng thời gian. Trước “Từ ấy” là cuộc sống bế tắc, cô đơn đến chán chường, là lúc mà nhà thơ không tìm thấy lối thoát, lối đi riêng cho mình. Đó là những tháng ngày mà Tố Hữu viết:

“Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi

Băn khoăn kiếm lẽ yêu đời

Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn

Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời.”

Đó không phải là tâm trạng của riêng nhà thơ mà là tâm trạng chung cho cả một thế hệ trẻ lúc bấy giờ, vừa rời khỏi ghế nhà trường đã va đập ngay vào cuộc đời. Họ bi quan, không xác định được hướng đi của mình, không thể tìm ra cho mình một lí tưởng đúng đắn. Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước, chọn một dòng hay để nước trôi đi.

 

“Từ ấy” khép lại chuỗi ngày dặn vặt, đau khổ, u ám, mở ra một cuocj sống đầy hứa hẹn. Nó toát lên sức sống mãnh liệt từ bên trong, từ sự thức tính kì diệu. Nhà thơ ghi lại giây phút ấy bằng hình ảnh rất chói chang và ấm nóng: “bừng nắng hạ”. Kết hợp với mặt trời chân lí là hình ảnh ẩn dụ cho lí tưởng Đảng, nó có sức mạnh vừa cảm hóa, lay động vừa thức tỉnh không chỉ nhận thức, lí trí mà cả tình cảm, con tim của nhà thơ. Ánh sáng đột ngột chói rọi vào màn sương mở, đánh thức một tâm hồn lạc lối, soi sáng cả những ngỏ ngách sâu kín nhất trong tâm hồn, trí tuệ, để

vượt qua những tháng ngày u tối, hướng đến một tương lai tươi đẹp hơn. Từ “chói” như chứa một sức mạnh xuyên thấu của lí tưởng cộng sản đối với trái tim khao khát lẽ yêu đời, hữu hóa niềm vui sướng trong lòng người. Niềm vui sướng thật sự dâng trào khi nhà thơ có cuộc sống mới, tui vươi, rộn rã:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá,

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Hình ảnh so sánh hồn thơ - vườn hoa lá diễn tả quá đầy đú về cuộc sống, sức sống dào dạt, sinh sôi. Những xao xuyến, hứng khởi trong tâm hồn sâu kín của nhà thơ được phơi trải ra thật sống động. Đó là cuộc sống đầy màu sắc, âm thanh và mùi vị, có màu xanh yên bình của lá, của hoa, có hương thơm của hoa và tiếng chim rộn ràng. Tất cả những âm vang của cuộc sống được nhà thơ chắt lọc để nuôi dưỡng sức sống của hồn người. Nó được đẩy đến ngưỡng cao nhất. Bằng việc sử dụng các tính từ chỉ mức độ như bừng, chói, rất, đậm, rộn. Tố Hữu cho ta thấy sự say mê, ngây ngất của người chiến sĩ cộng sản khi bước theo ánh sáng lí tưởng đời mình. Ghi lại bước chuyến quan trọng trong đời nhưng nhà thơ không lên gân, vẫn giọng thơ nhẹ nhàng dứt khoát mà thấm đầm cảm xúc vui tươi, tha thiết như mạch sống lan tỏa khắp nơi và ngay cả nơi sâu kín nhất.

Sau những phút giây sung sướng nhận ra lí tưởng cao cả cần di, người chiến sĩ cộng sản phải xác định một tâm thế, một hành động cho xứng đáng. Đó trước hết là ý thức trách nhiệm trước cuộc đời. Nhà thơ thay lời cái tôi chiến sĩ nói lên tâm nguyện, khát vọng ấy:

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tỉnh trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

Đến với lí tưởng cách mạng, nhà thơ có những nhận thức mới về lẽ sống.Lẽ sống của giai cấp tư sản, tiểu tư sản thường đề cao cái tôi cá nhân chủ nghĩa. Còn khi giác ngộ được lí tưởng cách mạng, thì lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung. Nhưng nhận thức mới đó không có nghĩa là khi được kết nạp Đảng viên thì ta phải có yêu thương. Không, yêu thương phải bắt nguồn từ nhận thức và đến từ trái tim. Nhà thơ tự buộc lòng mình với mọi người, trải rộng tâm hồn với cuộc đời, đồng cảm với hoàn cảnh của từng con người cụ thể, đặc biệt là với quần chúng lao khổ. Tinh thần tự nguyện buộc để tạo nên “khối đời”, gần gũi, mạnh mẽ là mục đích cuối cùng nâng cao phẩm chất của người cách mạng. Tình nhân ái làm cho mỗi người hòa vào cuộc đời trở thành con người theo đúng nghĩa của nó

 

Không phải tự nhiên mà nói Tố Hữu là nhà thơ của nhân dân. Bởi, ngòi bút của ông luôn hướng về những người lao khổ, những người được coi là “nạn nhân khốn nạn của bần cùng”:

Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ...

Ba từ là xuất hiện liên tiếp trong đoạn thơ như lời khẳng định chắc nịch, rắn rỏi, dứt khoát cho sự hòa nhập tuyệt đối. Người chiến sĩ đã ở giữa đời và mọi người rất khiêm tốn mà không làm mất đi vẻ tự nhiên vốn có, là con của gia đình, là em của kiếp đời phôi pha, là anh của các em thơ nghèo khổ, đói cơm rách áo. Khối đời to lớn ở đây tạo bởi từng số phận với những cảnh ngộ riêng là em bé Phước trong bài Đi đi em sớm chịu cảnh nô lệ, cả người vú em để con mình đói khát phải đi chăm con người và biết bao người khác nữa. Nhà thơ bắt gặp cuộc đời mình trong những mảnh đời cơ cực ấy. Số từ được sử dụng tảng dần từ một, mọi, trăm, khối, vạn như mở rộng khối đời đồng thời kết nối tình cảm yêu thương gân bó giữa họ. Ở không còn là sự cảm thông mà cao hơn nhà thơ tự thấy mình là thành viên của gia đình rộng lớn phải truyền cho họ tình yêu và trách nhiệm trước số phận của mình. Phải chiến đấu để đem lại cuộc sống tốt hơn cho gia đình, cho mọi người và dìu dắt, bảo ban những em thơ. Đến đây phẩm chất của người cách mạng được soi sáng. 

Nếu như những năm trước 1945 là khoảng thời gian mà rất nhiều nhà thơ lại hay tìm kiếm cho mình một lý tưởng của bản thân. Họ đã hoàn toàn khám phá ra được bản thân qua những tác phẩm song đa số đều bối rối trước thực tại. Sự ra đời của phong trào thơ mới là một nhánh kể lại một táo bạo của thơ ca Việt Nam, thơ văn khoác lên mình những bộ áo dài cách tân về mặt tư duy và nghệ thuật, song cũng thể hiện những khiếm khuyết lớn khi mà các nhà văn đều có xu hướng thoát khi khỏi hiện thực làm bằng cái tôi cá nhân và lấy cảm thấy buồn rầu làm chủ đạo. Chính vì đó mà giai đoạn đầu cũng không cần hơn tất cả sự phản đối của nhiều người, khi đất nước chưa ngày nào được yên ổn, khi nhân dân ta đang phải chịu nổi lầm than, khi mà thơ van cũng trở thành một mặt trận để chiến đấu thì nhà văn cũng nên gói ghém chữ "tôi" của mình trong cái "ta" chung. Tố Hữu xuất hiện giữa lúc thơ Mới đang phát triển, tuy vậy, ông không chọn theo con đường Thơ Mới mà đưa ra quan niệm nghệ thuật của bản thân: "Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình". Mang theo trong mình lí tưởng của Đảng, Tố Hữu được xem là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Dùng ngòi bút của mình viết về chặng đường cách mạng đầy khó khăn, gian khổ, hy sinh. Ngòi bút Tố Hữu hướng về những người lao khổ, nhân dân lao động và "khối đời". Ở thơ Tố Hữu, ta có thể bắt gặp được hình ảnh một người chiến sĩ nhỏ đã tham gia chiến đấu và hy sinh: 
"Bỗng lòe chớp đỏ,

Thôi rồi Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ,

Một dòng máu tươi."  (Lượm)
Sự ra đi của Lượm dấy lên niềm thương tiếc trong lòng người đọc, hơn thế là cổ vũ tinh thần cho dân tộc Việt Nam đứng lên đấu tranh, bởi một đứa nhỏ chỉ 5 - 6 tuổi cũng dám đứng lên vì độc lập dân tộc, vì nước nhà thì lí do gì mà con người ta lại không dám đứng lên. Qua đó, có thể thấy, thơ của Tố Hữu nêu cao tinh thần cách mạng, tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta, góp phần đem lại những chiến công to lớn, hơn thế là hòa bình độc lập dân tộc.

Hồn thơ của Tố Hữu, hồn thơ lãng mạn trữ tình xen lẫn những tư tưởng chính trị đầy sâu sắc nhân văn hiện lên trên từng trang thơ. Không chỉ là tiếng reo vui của niềm hạnh phúc, 'Từ ấy" thực sự đã ca lên những nốt nhạc say mê của lẽ sống cao đẹp giữa cuộc đời, đâu đó tấm lòng cao cả của một chàng trai trẻ gắn bó, đồng cảm với đồng bào, nhân dân cứ vấn vươn trong lòng người đọc.
"Tôi phải lòng đất nước và nhân dân mình" (Tố Hữu)

 

Khách