Truyện Kiều- Nguyễn Du

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 coin

TRUYỆN KIỀU

Nguyễn Du

I. Tác giả Nguyễn Du.

*/ Thân thế.

1. Bản thân

 Nguyễn Du (1765 – 1820)

- Tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên.

- Quê: Tiên Điền- Nghi Xuân – Nghệ  Tĩnh.

2. Gia đình:

- Gia đình Đại quý tộc, nhiều đời làm quan,  có truyền thống văn học.

+ Cha : là tiến sĩ Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ,  tể tướng của chúa Trịnh,

+ Anh là Nguyễn Khản, cùng cha khác mẹ, nổi tiếng hào hoa, giái thơ phú, say mê nghệ thuật, làm tể tướng.

+ Mẹ là Trần Thị Tần – người đẹp nổi tiếng vùng Kinh Bắc.

+ Cuối TK XVIII đầu thế kỉ XIX chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, phong trào khởi nghĩa nông dân nổi lên như bão táp mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn:“Một phen thay đổi sơn hà -Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu?”

 

+ Lúc còn nhỏ : 9 tuổi mồ côi cha; 12 tuổi mồ côi mẹ, ở với anh trai Nguyễn Khản. Sống và học tập ở Thăng Long hào hoa, phong nhã, học giái ® thi không đỗ cao.

+ Trưởng thành :

-1786 – 1796 lưu lạc nhiều năm trên đất Bắc, ở nhờ quê vợ ở Thái Bình  trong tâm trạng ngơ ngác buồn chán, hoang mang và bi phẫn. Nhiều năm lưu lạc sống gần gũi với nhân dân, nếm trải mọi nỗi khổ cực, 

- Năm 1796:  Giai đoạn làm quan với nhà Nguyễn. Khi Tây Sơn tấn công ra Bắc ông phò Lê chống lại Tây Sơn nhưng không thành.

- Từ 1796-1802: Về ở ẩn quê nội Hà Tĩnh Sau định vào Nam theo Nguyễn Ánh chống lại Tây Sơn ® bị bắt giam 3 tháng rồi thả.

- Năm 1802: Khi Nguyễn Ánh lên ngôi mời ông ra làm quan ® bất đắc dĩ và chọn một chức quan nhỏ: làm tri huyện Bắc Hà.

- 1805 – 1808 làm quan tại kinh đô Huế.

- 1809:  làm cai bạ tại Quảng Bình

- 1813-1814 : Được thăng chức làm chánh sứ, và đi sứ Trung Quốc lần 1.

-1820:  Khi chuẩn bị đi sứ Trung Quốc lần 2 ông ốm, mất tại Huế.

*/ Sự nghiệp sáng tác

- Gồm nhiều tác phẩm lớn có giá trị, xuất sắc nhất là Đoạn trường Tân Thanh (Truyện Kiều)

- Tác phẩm chữ Hán : Thanh Hiên thi tập; Nam Trung tạp ngâm; Bắc hành tạp lục.

- Tác phẩm chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn.

- Nguyễn Du là đại thi hào văn học dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.

- Nguyễn Du là bậc thày trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của VHVN, đặc biệt là ở thể loại truyện thơ.

- Là người có trái tim giàu tình yêu thương, cảm thông sâu sắc với những người nghèo khổ, với những đau khổ của nhân dân.

II. Tác phẩm Truyện Kiều

Nguồn gốc: Kim Vân Kiểu truyện là là tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán thuộc thể loại phong tình ( tình yêu trai gái xưa, yếu tố tính chất dung tục được đề cao), còn  Truyện Kiều của Nguyễn Du được viết bằng truyện thơ, viết bằng chữ Nôm được Nguyễn Du tước bỏ yếu tố dung tục, giữ lại cốt truyện và nhân vật, thay đổi các chi tiết ngôn ngữ, tâm lí nhân vật…tạo ra một thế giới nhân vật đặc sắc với cảm hứng nhân đạo cao cả xuất phát từ cuộc sống con người Việt Nam nên Truyện Kiều mãi là sáng tác văn chương đích thực của Nguyễn Du.

Truyện Kiều là kết tinh của thiên tài văn học Nguyễn Du, là kiệt tác văn học thời phong kiến nói riêng và văn học nói chung.

III. Đánh giá, khái quát và củng cố kiến thức.

* Giá trị của Truyện Kiều:

+ Về nội dung: giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.

+ Về hình thức: có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ, miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ hình tượng nhân vật.

Khách