Tổng quan văn học Việt Nam

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
4 coin

TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

I . Các bộ phận hợp thành của VHVN:

- Văn học dân gian và văn học viết. Hai bộ phận này có mối quan hệ mật thiết với nhau.

 

1. Văn học dân gian :

+ Gồm các thể loại như thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, dân ca, vè, truyện thơ, chèo .

+ Là sáng tác tập thể và truyền miệng, thể hiện tình cảm của nhân dân lao động.

 

2. Văn học viết : được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ ; là sáng tác của trí thức, mang đậm dấu ấn sáng tạo của cá nhân.

 

II. Quá trình phát triển của VHVN:

Nhìn tổng quát, có thể thấy lịch sử văn học Việt Nam trải qua hai thời đại lớn : văn học trung đạivăn học hiện đại.

 

  1.Văn học trung đại: (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) :

+ XHPK hình thành ,phát triển và suy thoái,công cuộc xây dựng đất nước và chống giặc ngoại xâm

+ Là thời đại văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm

+ Hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hoá, văn học vùng Đông Nam Á, Đông Á ; Chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo ,Phật giáo và tư tưởng Lão Trang.

+ Có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học khu vực, nhất là Trung Quốc.

-          Thành tựu ( tác giả, tác phẩm): SGK.

 

2.Văn học hiện đại : (đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX) :

 

+ Tồn tại trong bối cảnh giao lưu văn hoá, văn học ngày càng mở rộng, tiếp xúc và tiếp nhận tinh hoa của nhiều nền văn học thế giới để đổi mới.

+ Ngôn ngữ sáng tác chính: Chữ Quốc ngữ.

+ Khác với VH trung đại về hệ thi pháp, Lối viết tôn trọng hiện thực, đề cao cá tính sáng tạo người nghệ sĩ.

 

III. Con người Việt Nam qua văn học:

Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm chính trị, văn hoá, đạo đức, thẩm mĩ của người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ :

1. Con người Việt Nam trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên:

    - Văn học dân gian:   

               +  Tư duy huyền thoại, kể về quá trình nhận thức, ... tích lũy hiểu biết thiên nhiên.

               +  Con người và thiên nhiên thân thiết.

- Thơ ca trung đại: Thiên nhiên gắn lý tưởng, đạo  đức, thẩm mỹ

- Văn học hiện đại: hình tượng thiên nhiên thể hiện qua tình yêu đất nước, cuộc sống, lứa đôi

→  Con người Việt Nam gắn bó sâu sắc với thiên nhiên và luôn tìm thấy từ thiên nhiên những hình tượng thể hiện chính mình.

           

2. Con người Việt Nam trong mối quan hệ với quốc gia, dân tộc:

   - Ngưòi Việt Nam mang một tấm lòng yêu nước thiết tha.

   - Biểu hiện của lòng yêu nước:

   + Yêu làng xóm, quê hương.

   + Tự hào về truyền thống văn học, lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

   + Ý chí căm thù quân xâm lược và tinh thần dám hi sinh vì độc lập tự do dân tộc.

    - Tác phẩm kết tinh từ lòng yêu nước “Nam quốc sơn hà”, “Bình ngô đại cáo”,“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”,“Tuyên ngôn độc lập”…

 

  3. Con người Việt Nam trong mối quan hệ xã hội:

   - Ước mơ xây dựng một xã hội công bằng, tốt đẹp hơn.

   - Phê phán, tố cáo các thế lực chuyên quyền, cảm thông với phận con người bị áp bức.

   - Nhìn thẳng vào thực tại để nhận thức, phê phán, cải tạo xã hội cho tốt đẹp.

       →Chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo.

 

 4. Con người Việt Nam và ý thức về cá nhân:

   - Tuỳ theo điều kiện lịch sử mà con người trong văn học xử lý mối quan hệ giữa ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng

   - Đạo lí làm người mà văn học xây dựng với phẩm chất: nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa và vị tha và đề cao quyền sống của con người cá nhân quan hệ với thế giới tự nhiên, quan hệ quốc gia dân tộc, quan hệ xã hội và trong ý thức về bản thân.

Khách