Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Từ đơn: Là từ chỉ có một tiếng có nghĩa tạo thành.
- Từ phức: Là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên. Từ phức gồm:
+ Từ ghép: gồm 2 tiếng ghép lại và có quan hệ về mặt ngữ nghĩa.
+ Từ láy: gồm 2 tiếng trở lên và có quan hệ về mặt âm. Từ láy có 2 kiểu là láy bộ phận và láy toàn bộ.
VD1: Trong những từ sau đây, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?
Ngặt nghèo, nho nhỏ, giam giữ, gật gù, bó buộc, tươi tốt, lạnh lùng, bọt bèo, xa xôi, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn, lấp lánh.
Trả lời:
- Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
- Từ láy: nho nhỏ, lạnh lùng, gật gù, xa xôi, lấp lánh.
VD2: Trong các từ láy sau, từ láy nào cí sự "giảm nghĩa" và từ láy nào có sự "tăng nghĩa" so với nghĩa của yếu tố gốc?
trăng trắng, sạch sành sanh, đèm đẹp, sát sàn sạt, nho nhỏ, lành lạnh, nhấp nhô, xôm xốp.
Trả lời:
- Những từ láy có sự "tăng nghĩa": sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.
- Những từ láy có sự "giảm nghĩa": trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
1. Khái niệm
- Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó.
VD1: Trong những tổ hợp sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là tục ngữ?
a) gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
b) đánh trống bỏ dùi
c) chó treo mèo đậy
d) được voi đòi tiên
e) nước mắt cá sấu
❔ Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ đó.
Trả lời:
- Thành ngữ:
+ đánh trống bỏ dùi: làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm.
+ được voi đòi tiên: tham lam, được cái này lại muốn cái khác hơn.
+ nước mắt cá sấu: sự thông cảm, thương xót giả dối nhằm đánh lừa người khác.
- Tục ngữ:
+ gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: hoàn cảnh, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đạo đức của con người.
+ chó treo mèo đậy: muốn giữ gìn thức ăn, chó phải treo lên, mèo thì phải đậy lại.
VD2: Tìm hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương.
Trả lời:
- Cửa các buồng khuê: nơi ở của con gái nhà giàu sang ngày xưa, chỉ người con gái khuê các. (Nguyễn Du, Truyện Kiều).
- Bảy nổi ba chìm: sống lênh đênh, gian truân, lận đận. (Hồ Xuân Hương, Bánh trôi nước).
- Nghĩa của từ là nội dung gồm có tính chất, chức năng, khái niệm, quan hệ... mà từ biểu thị.
- Nghĩa của từ được hình thành do các yếu tố khác nhau tác động trong đó có yếu tố ngoài ngôn ngữ: sự vật, hiện tượng, tư duy. Nhân tố trong ngôn ngữ đó là cấu trúc của ngôn ngữ.
Cách giải thích nào sau là đúng? Vì sao?
Độ lượng là:
a) đức tính rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ.
b) rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ.
Trả lời:
Cách giải thích (b) là đúng. Cách (a) vi phạm một nguyên tắc quan trọng phải tuân thủ khi giải thích nghĩa của từ, vì đã dùng một cụm từ có nghĩa thực thể (đức tính rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ - cụm danh từ) để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm, tính chất (độ lượng - tính từ).
Nguyễn Trần Thành Đạt đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (16 tháng 7 2021 lúc 13:50) | 0 lượt thích |