Thuế máu (trích Bản án chế độ thực dân Pháp)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
4 coin

THUẾ MÁU

( Trích bản án chế độ thực dân Pháp)

Nguyễn Ái Quốc 

I. Tìm hiểu chú thích

a.Tác giả

- Nguyễn Ái Quốc là một trong những tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kì hoạt động cách mạng vào trước 1945.

b. Tác phẩm

- Xuất xứ: “Bản án chế độ thực dân Pháp” xuất bản 1925 tại Pa-ri. Tác phẩm ra đời tố cáo và kết án những tội ác tày trời của thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực, và bước đầu vạch đường lối đấu tranh cho nhân dân áp bức.

- Nhan đề: Gợi lên sự bi thương trong đời sống của người dân thuộc địa, thể hiện lòng căm phẫn của tác giả trước tội ác của bọn thực dân Pháp.

- Bố cục : Văn bản gồm ba chương: Chiến tranh và người bản xứ, Chế độ lính tình nguyện, Kết quả của sự hi sinh.

->Trình tự các chương đã chỉ ra quá trình lừa bịp  và bóc lột đến  cùng kiệt thuế máu của bọn thực dân áp bức đối với nhân dân thuộc địa.

II. Tìm hiểu văn bản

1. Chiến tranh và người bản xứ

- Thái độ của các quan cai trị thực dân:

Trước chiến tranh

Khi chiến tranh nổ ra

+ Những tên da đen bẩn thỉu.

+ những tên “an-nam-mít” bẩn thỉu.

 

-> Khinh miệt, phân biệt đối xử.

+ những đứa “con yêu”

+ những người “bạn hiền”.

+ phong danh hiệu “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.

-> Tâng bốc

-> Thực chất là những thủ đoạn lừa bịp của bọn thực dân khi chúng cần người để ra trận trong chiến tranh.

- Số phận của người dân thuộc địa:

+ Đột ngột xa lìa vợ con...

+ đi phơi thây trên các bãi chiến trường

+ xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái.

+ bỏ xác tại những miền hoang vu

+ bị tàn sát

+ những người ở hậu phương: làm kiệt sức, nhiễm độc...

-> Số phận thảm thương của người dân thuộc địa, họ bị biến thành vật hi sinh làm nên lợi ích và danh dự, vinh quang cho kẻ cầm quyền.

+ giọng điệu vừa châm biếm,  giễu cợt, vừa chua chát, xót xa

+ lập luận chặt chẽ, chứng cớ xác thực.

-> vạch trần âm mưu, tội ác của bọn thực dân, thể hiện lòng căm hận của tác giả đối với bọn thực dân và xót thương cho người dân thuộc địa.

2. Chế độ lính tình nguyện

- Ngoài việc bị bóp nặn bởi các thứ thuế khóa, phu phen tạp dịch nặng nề, bị cưỡng bức mua rượu, thuốc lá, còn chịu thêm cái nạn mộ lính.

- Thủ đoạn bắt lính :

+ Lợi dụng biến cố để tiến hành lùng ráp vây bắt

+ Lợi dụng cơ hội để làm tiền

+ Đàn áp dã man những người chống đối.

-> Tham lam, đê tiện, bỉ ổi.

- Lời lẽ :

 + Gọi chế độ  lính tình nguyện

 + Hứa hẹn: ban phẩm hàm cho người còn sống, truy tặng danh hiệu  cho những người hi sinh.

- Thực tế :

 +Để trốn lính họ phải xì tiền ra.

 +Khi vào trại , họ làm cho mình nhiễm một số bệnh nặng nhất

+Trên đường phố, ta thấy cảnh lính bị xích tay giải đi có lính Pháp canh, các cuộc biểu tình nổi lên khắp nơi.

 Những lời lẽ bịp bợm hòng che đậy tội ác.

NT : Dẫn chứng cụ thể, xác hợp

Thái độ tác giả : mỉa mai, châm biếm sâu cay.

3. Kết quả của sự hi sinh

- Nhà cầm quyền im lặng, người bản xứ trở  lại giống người bẩn thỉu

- Bị tước đoạt hết mọi của cải, bị đánh đập vô cớ, bị đối xử như súc vật

- Bị mượn tay để gieo tội ác: buôn bán thuốc phiện.

NT : dùng hàng loạt câu hỏi tu từ

 Thực dân Pháp là lũ người tráo trở , tàn nhẫn, vô lương tâm.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Xây dựng văn bản theo bố cục thời gian

- Nghệ thuật châm biếm sắc sảo, tài tình

- Hình ảnh giàu sức tố cáo, từ ngữ mang màu sắc trào phúng.

- Giọng điệu mỉa mai, châm biếm.

- Thể hiện giọng điệu đanh thép.

2- Nội dung

- Tội ác của bọn thực dân đối với người dân bản xứ, và số phận bi thảm, đáng thương khốn khổ, bị áp bức, bị đẩy vào tình cảnh cùng quẫn... của họ.

Khách