Sài Gòn tôi yêu

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 coin

Câu 1: Tác giả đã cảm nhận Sài Gòn về những phương diện nào? Dựa vào mạch cảm xúc và suy nghĩ của tác giả hãy tìm bố cục của bài văn.

Trả lời:

  • Tác giả cảm nhận về Sài Gòn trên các phương diện: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống, sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách của con người Sài Gòn.
  • Bố cục:
  • Đoạn 1: Từ đầu đến “tông chi họ hàng”: ấn tượng chung và tình yêu của tác giả với Sài Gòn.
  • Đoạn 2: tiếp theo đến “leo lên hơn năm triệu”: phong cách con người Sài Gòn.
  • Đoạn 3: Phần còn lại: Tình yêu của tác giả với thành phố Sài Gòn.
    Câu 2: Trong phần đầu bài (từ đầu đến “hàng triệu người khác”) tác giả đả bày tỏ lòng yêu mến của mình với Sài Gòn qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống ở nơi ấy...

Trả lời:

a. 

  • Thời tiết: nắng sớm, gió lộng, cơn mưa ào ào...
  • thời tiết thay đổi đột ngột.
  • không khí và nhịp điệu cuộc sống vào các thời điểm khác nhau.

b.

  • Tình cảm của tác giả với Sài Gòn được: yêu nồng nhiệt, sâu sắc, yêu mọi thứ của Sài Gòn.
  • Biện pháp nghệ thuật: điệp cấu trúc câu, điệp từ "yêu", "Tôi yêu"

Câu 3: Trong phần thứ hai của bài (từ “ở trên đất này” đến “từ 1945 đến 1975”), tác giả tập trung nói về nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn. Nét đặc trưng của phong cách ấy...

Trả lời:

  • Nét đặc trưng của con người Sài Gòn: tự nhiên, chân thành, bộc trực, khỏe khoắn, mạnh bạo, mà vẫn ý nhị, vẫn toát lên tinh thần dân chủ. 
  • Người Sài Gòn còn sẵn sàng dang tay đón nhận người khắp mọi nơi sinh sống, lập nghiệp.
 

Câu 4: Hãy nêu lên vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối trong việc thể hiện tình cảm của tác giả với Sài Gòn.

Trả lời:

Ý nghĩa: khẳng định tình cảm với mảnh đất, cuộc sống và con người Sài Gòn. Như một “tuyên ngôn” và hy vọng thế hệ trẻ sau này cũng yêu mảnh đất này.

 

Câu 5: Hãy nêu lên những đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của bài văn.

Trả lời:

Đặc điểm: thể hiện dưới dạng tùy bút, biểu cảm kết hợp miêu tả.

Khách