Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
4 coin

TÁC GIẢ NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH

I. Vài nét về tiểu sử:

 Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890 tại Kim Liên- Nam Đàn- Nghệ An trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.

-1911 từ bến Nhà Rồng, Người ra đi tìm đường cứu nước

-1923-1941: Bác họat động cách mạng ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan…

-2/1941: Bác về nước lãnh đạo phong trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

-8/1942-9/1943: Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam khi Người sang Trung Quốc tranh thủ sự viện trợ quốc tế.

-2-9-1945: Bác đọc “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh nước Việt Nam DCCH.

-1946-1969: làm Chủ tịch nước, tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng giặc Pháp, Mĩ.

-2-9-1969: Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời.

* Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Hồ Chí Minh còn để lại một di sản văn học quí giá. Hồ Chí Minh là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

 

II. Sự nghiệp văn học

 1. Quan điểm sáng tác

a. Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận.

b. Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc của văn học.

c. Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết địng nội dung và hình thưc của tác phẩm.

2. Di sản văn học: Lớn lao về tầm vóc tư tưởng, phong phú về thể loại và đa dạng về phong cách nghệ thuật.

a. Văn chính luận: chiếm khối lượng khá lớn.

- Mục đích: đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc qua những chặng đường lịch sử phục vụ trực tiếp công khai cuộc đấu tranh CM.

- Các tác phẩm tiêu biểu:

   + Những bài báo với bút danh Ngyễn Ái Quốc đăng trên báo:Người cùng khổ(Le Pa ria), Nhân đạo (Lhumanite), Đời sống thợ thuyền …

   + Bản án chế độ thực dân Pháp (1925): tố cáo một cách đanh thép tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa.

   + Tuyên ngôn độc lập (1945): khát vọng tự do của dân tộc, lập trường cách mạng.

   + Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19-12-1946) và Không có gì quí hơn độc lập tự do (1966): là tiếng gọi của non sông đất nước trong giờ phút thử thách đặc biệt.

b. Truyện và kí:

 - Được viết chủ yếu trong thời gian hoạt động ở Pháp (từ năm 1922).

- Nội dung: một mặt vạch trần bộ mặt tàn ác, xảo trá, bịp bợm của chính quyền thực dân, châm biếm môt cách thâm thuý, sâu cay vua quan phong kiến ôm chân thực dân; mặt khác bộc lộ lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc.

- Nghệ thuật: Truyện và kí đều ngắn gọn, súc tích, vừa thấm  nhuần tư tưởng, tình cảm của thời đại, vừa thể hiện bút pháp mới, mang màu sắc hiện đại trong lối viết nhẹ nhàng mà đầy tính trào lộng.

- Tác phẩm tiêu biểu: (SGK)

c. Thơ ca: là một bộ phận có giá trị sáng tạo nổi bật trong sáng tác của Người.

Nhật kí trong tù :

+ Sáng tác từ mùa thu năm1942 đến mùa thu năm 1943, thời gian bị giam cầm ở nhà tù Quốc dân đảng ở Quảng Tây- Trung Quốc.

+ Ghi lại tâm trạng, cảm xúc và suy nghĩ của tác giả, phản ánh tâm hồn, nhân cách cao đẹp, một nghị lực phi thường của người chiến sĩ CM vĩ đại.

+ Nhật kí trong tù là một tập thơ sâu sắc về tư tưởng, độc đáo đa dạng về bút pháp, kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật của thơ ca Hồ Chí Minh.

- Chùm thơ làm ở Việt Bắc và thời kì kháng chiến chống Pháp: hầu hết là những bài viết nhằm mục đích tuyên truyền. Những bài viết theo cảm hứng nghệ thuật vừa mang màu sắc cổ điển, vừa mang tinh thần hiện đại.

3.  Phong cách nghệ thuật: độc đáo, đa dạng. Mỗi thể loại văn học, Hồ Chí Minh đều tạo được những nét phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn.

a. Văn chính luận:

- Ngắn gọn, tư duy sắc sảo.

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục.

- Giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.

b. Truyện và kí:

- Vẻ đẹp rất hiện đại.

- Tính chiến đấu mạnh mẽ.

- Nghệ thuật trào phúng  vừa sắc bén, thâm thuý của phương Đông; vừa hài hước, hóm hỉnh của phương Tây

c. Thơ ca:

- Thơ tuyên truyền cách mạng lời lẽ giản dị, mộc mạc, mang màu sắc dân gian hiện đại, vừa dễ nhớ, dễ thuộc, vừa có sức tác động trực tiếp vào tình cảm người đọc, người nghe.

- Những bài thơ nghệ thuật viết theo hình thức cổ thi hàm súc, mang vẻ đẹp hàm súc, có sự hài hoà độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, giữa chất trữ tình (“tình”) và tính chiến đấu (“thép”).

III. Kết luận

- Thơ văn Hồ Chí Minh là một bộ phận gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Người; không thể hiểu thấu hết thơ văn của Người nếu tách rời sự nghiệp cách mạng của  Người.

- Qua sự nghiệp CM và di sản văn chương vô giá, HCM xứng đáng là ‘một tâm hồn vĩ  đại của bậc trí đại nhân, đại dũng”.

Khách