Ngữ cảnh

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Khái niệm

1. Ví dụ 1

❓Nếu đột nhiên nghe được câu "Giờ muộ thế này mà họ chưa ra nhỉ?", ta sẽ hiểu như thế nào về những nội dung sau đây trong câu đó:

- Câu nói trên là của ai với ai? Đó là những người như thế nào và có quan hệ với nhau ra sao?

- Câu đó được nói ở đâu, lúc nào?

- Họ trong câu nói đó chỉ ai?

- Chưa ra là hoạt động như thế nào? Theo hướng từ đâu đến đâu?

- Giờ muộn thế này là nói đến khoảng thời gian nào?

Trả lời:

- Câu nói “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”: Có thể là lời nói của bất kỳ ai, câu nói vu vơ, khó xác định được ai nói với ai.

- Ở đâu lúc nào để xác định không rõ, vì nó mập mờ.

- Họ mà câu nói nói đến chưa xác định, danh từ chỉ 1 số người, nhóm người chung chung.

- Chưa ra tính từ thời điểm nào đó, nhưng được giới hạn đến thời điểm người nói nói ra câu ấy.

- Cụm giờ muộn thế này: không thể xác định rõ thời gian như thế nào là muộn với người đang nói.

=> Có thể khẳng định: Nếu đột nhiên nghe được câu nói này, không biết bối cảnh sử dụng nó thì không một ai có thể trả lời câu hỏi trên.

2. Ví dụ 2

✱ Đặt câu nói trên vào bối cảnh phát sinh ra nó mà người đọc biết qua lời kể của tác giả truyện ngắn Hai đứa trẻ:

   Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không còn sợ nó nữa. Tối hết cả. con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cả cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hang, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hang nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe.

   Chị Tí phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng, chậm rãi nói:

- Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?

(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)

Qua đoạn trích, ta biết một số thông tin về bối cảnh của câu nói trên:

- Câu nói đó là của chị Tí - người bán hàng nước. Chị Tí nói câu đó với những người bạn nghèo của chị cũng làm nghề kiếm ăn nhỏ: chị em Liên bán hàng xén, bác Siêu bán phở, gia đình bác xẩm,...

- Chị Tí nói đến "học", tức: "Mấy người phu gạo hay phu xe, thỉnh thoảng mấy chú lính leej trong huyện hay có người nhà thầy thừa đi gọi chân tổ tôm, cao hứng vào hàng nước của chị uống bát nước chè tươi và hút điếu thuốc lào.". Đoạn này ở đoạn trước và sau câu nói đó của chị Tí, tác giả đã cho biết.

- Rộng hơn nữa, câu nói trên diễn ra trong bối cảnh xã hội Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám.

-> Nhờ bối cảnh trên, ta cũng hiểu rõ vì sao vừa chập tối (chị em Liên mới thu hàng, chị Tí mới bày hàng, bác Siêu mới gánh phở đến, gia đình bác xẩm còn chưa hát,...) mà chị Tí đã cho là "muộn thế này", mà hoạt động của những người được nói đến (họ) lại được chị Tí biểu hiện bằng từ "ra" (họ đi từ trong huyện ra phố), và ta mới cảm được sự khao khát chờ đợi của chị đối với "họ" - những khách hàng - thượng đế!.

=> Có thể nói rằng mỗi câu đều được sinh sản ra trong một bối cảnh nhất định và chỉ được lĩnh hội đầy đủ, chính xác trong bối cảnh của nó. Bối cảnh đó được gọi là ngữ cảnh. Vậy ngữ cảnh chính là bối cảnh ngôn ngữ, ở đó người nói (người viết) sản sinh ra lời nói thích ứng, còn người nghe (người đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội được đúng lời nói.

@1453009@

II. Các nhân tố của ngữ cảnh

1. Nhân vật giao tiếp

- Cùng với người nói (người viết) có thể có một hoặc nhiều người khác tham gia hoạt động giao tiếp (gọi chung là các nhân vật giao tiếp).

- Các nhân vật giao tiếp có quan hệ tương tác, đóng vai người nói (người viết), vai người nghe (người đọc).

- Quan hệ của các nhân vật giao tiếp, vị thế của họ so với nhau luôn luôn chi phối nội dungvaf hình thức của lời nói, câu văn.

2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ

- Bối cảnh giao tiếp rộng:

+ Là toàn bộ nhân tố xã hội, địa lí, chính trị, kinh tế, văn hoá, phong tục, tập quán,... của cộng đồng ngôn ngữ. Tạo nên bối cảnh văn hoá của một đơn vị ngôn ngữ, một sản phẩm ngôn ngữ.

+ Đối với văn bản văn học, bối cảnh văn hoá cũng chính là hoàn cảnh sáng tác (ra đời) của cả tác phẩm. Nó chi phối nọi dung và hình thức ngôn ngữ (trong đó có từ ngữ, câu, đoạn,...) của tác phẩm.

- Bối cảnh giao tiếp hẹp.

+ Đó là nơi chốn, thời gian phát sinh câu nói cùng với những sự việc, hiện tượng xảy ra xung quanh.

+ Đối với giao tiếp ngôn ngữ, tình huống luôn thay đổi. Các quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp, vị thế giao tiếp, tình cảm, cảm xúc của mỗi người cũng tuỳ tình huống mà thay đổi. Tất cả sự thay đổi ở tình huống đều chi phối nội dung và hình thức của các câu nói.

- Hiện thực được nói tới: Đó có thể là hiện thực bên ngoài các nhân vật giao tiếp, có thể là hiện thực tâm trạng của con người. Hiện thực được nói tới tạo nên phần nghĩa của sự việc của câu.

3. Văn cảnh

- Ở hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, ngữ cảnh của một đơn vị ngôn ngữ con là văn cảnh xuất hiện của nó.

- Văn cảnh có thể là lời đối thoại hoặc đơn thoại, có thể ở dạng nói hoặc ở dạng viết.

- Cũng như bối cảnh nói chung, văn cảnh vừa là cơ sở cho việc sử dụng, vừa là cơ sở cho việc lĩnh hội đơn vị ngôn ngữ.

@1453108@@1453172@

III. Vai trò của ngữ cảnh

1. Đối với người nói (người viết) và quá trình sản sinh lời nói, câu văn.

- Ngữ cảnh chính là môi trường sản sinh ra lời nói, câu văn. Do đó ngữ cảnh kuoon luôn ảnh hưởng và chi phối nội dunh và hình thức của câu.

- Câu nói cần được sản sinh ra sao cho thích hợp với ngữ cảnh (với các nhân vật giao tiếp, với bối cảnh rộng và hẹp, với hiện thực được đề cập đến, với văn cảnh,..). Hơn nữa, chsinh ngữ cảnh để lại dấu ấn trong câu. 

2. Đối với người nghe (người đọc) và quá trình lĩnh hội lời nói, câu văn

- Muốn lĩnh hội chính xác, có hiệu quả lời nói, câu văn, người nghe (người đọc) cần căn cứ vào ngữ cảnh rộng và hẹp.

- Cần gắn từ ngữ, câu với ngữ cảnh sử dụng của nó, với từng tình huống và diễn biến cụ thể để có thể phân tích, tìm hiểu và lí giải thấu đáo, hiểu được cặn kẽ từng chi tiết về nội dung và hình thức.

@1453251@

IV. Ghi nhớ

1. Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập với lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.

2. Ngữ cảnh bao gồm: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và hẹp, hiện thực được đề cập đến, văn cảnh.

3. Ngữ cảnh có vai trò quan trọng cả với quá trinhg tạp lập và quá trình lĩnh hội lời nói.