Ngành Giun tròn - Bài 14. Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Một số giun tròn khác

- Một số ví dụ: 

Kết luận:

- Phần lớn giun tròn kí sinh ở động vật, thực vật và người, một số sống tự do.

- Tác hại: hút các chất dinh dưỡng trong cơ thể người và động vật, gây ra các bệnh ở mức độ nguy hại khác nhau.

- Đại diện: giun chỉ, giun móc câu, giun tóc, giun kim, giun xoắn, …

* Biện pháp phòng tránh bệnh giun:

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Giữ gìn vệ sinh môi trường: tiêu diệt ruồi nhặng, không vứt rác bừa bãi.

- Đi giày, ủng khi tiếp xúc ở nơi đất bẩn.

- Kiểm nghiệm thực phẩm và cấm buôn bán các loại thịt trâu, bò, lợn, … bị nhiễm bệnh.

- Giáo dục trẻ bỏ thói quen mút tay.

- Tẩy giun 2 lần/năm.

@67138@@67139@

2. Đặc điểm của ngành giun tròn

STT

Đặc điểm

Giun đũa

Giun kim

Giun móc câu

Giun rễ lúa

1

Nơi sống

Ruột non

Ruột già

Tá tràng

Rễ lúa

2

Cơ thể hình trụ thuôn 2 đầu

x

x

x

x

3

Lớp vỏ cutin thường trong suốt

x

x

x

x

4

Kí sinh chỉ ở một vài vật chủ

x

x

x

x

5

Đầu nhọn đuôi tù

x

x

x

x

* Ngành giun tròn có các đặc điểm chung sau:

- Phần lớn sống kí sinh.

- Cơ thể hình trụ, thuôn 2 đầu.

- Có vỏ cutin bao bọc, khoang cơ thể chưa chính thức.

- Cơ quan tiêu hóa dạng ống, bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn.

@67143@@67136@