Ngành Giun đốt - Bài 15. Giun đất

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
1
2 coin

I. Tìm hiểu cấu tạo ngành giun đốt

- Cấu tạo ngoài:

+ Cơ thể dài, thuôn hai đầu.

+ Phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ (chi bên).

+ Chất nhầy giúp da trơn.

+ Có đai sinh dục và lỗ sinh dục.

- Cấu tạo trong:

+ Có khoang cơ thể chính thức, chứa dịch.

+ Hệ tiêu hoá: phân hoá rõ: lỗ miệng " hầu " thực quản " diều, dạ dày cơ " ruột tịt " hậu môn.

+ Hệ tuần hoàn: Mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu (tim đơn giản), tuần hoàn kín.

+ Hệ thần kinh: chuỗi hạch thần kinh, dây thần kinh.

II. Di chuyển của giun đất

Giun dất di chuyển bằng cách:

- Cơ thể phình duỗi xen kẽ, vòng tơ làm chỗ tựa kéo cơ thể về một phía.

III. Dinh dưỡng của giun đất

Giun dất hô hấp qua da.

- Thức ăn giun đất qua lỗ miệng " hầu " diều (chứa thức ăn) " dạ dày (nghiền nhỏ) " enzim biến đổi " ruột tịt " bã đưa ra ngoài

IV. Sinh sản của giun đất

- Giun đất lưỡng tính.

- Ghép đôi trao đổi tinh dịch tại đai sinh dục.

- Đai sinh dục tuột khỏi cơ thể tạo kén chứa trứng

V. Cấu tạo của giun đất

1. Cấu tạo ngoài

a) Cách mổ

- Khi mổ sẽ thấy giữa thành cơ thể và thành ruột có một khoảng trống chứa dịch. Đó là thể xoang. Thể xoang được vách đốt chia thành nhiều ngăn, bên trong thể xoang chứa dịch xoang. Thể xoang là đặc điểm tiến hóa có từ giun đốt

2. Cấu tạo trong

- Cơ quan tiêu hóa giun đất: phân hóa thành nhiều bộ phận để chứa, biến đổi và hấp thụ thức ăn như: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, ruột tịt
- Cơ quan thần kinh giun đất: gồm 2 hạch não nối với hai hạch dưới hầu, tạo nên vòng hầu. Vòng hầu nối liền với chuỗi thần kinh bụng ( 2 hạch và 2 dây thần kinh bụng gần như gắn với nhau thành một )

Nhãn

Khách