Ngắm trăng (Vọng nguyệt)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
5 coin

Câu 1

 

- Hoàn cảnh ngắm trăng vô cùng đặc biệt: ở trong tù.

 

- Câu nói "Trong tù không rượu cũng không hoa" việc nhớ đến rượu, đến hoa trong cảnh tù ngục này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu.

 

- Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.

 

Câu 2. 

 

Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng).

 

Câu 3

 

 Qua bài thơ ta thấy được dù trong một hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn đủ điều, nhưng Bác vẫn luôn giữ cho mình một phong thái ung dung, tự tại.

 

Câu 4

 

Nhà phê bình Hoài Thanh đã rất chính xác và tinh tế khi nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng". Có thể kể đến những bài thơ viết về trăng của Bác như: Ngắm trăng, Trung thu, Đêm thu, Rằm tháng giêng, Cảnh khuya, … Trăng trong thơ Bác mang nhiều sắc vẻ khác nhau. Nhưng dù là trăng được cảm nhận từ chốn lao tù hay giữa cảnh trời nước bao la, dù là khi thư nhàn hay đang bận bịu trăm công nghìn việc, với tâm hồn luôn hướng tới cái đẹp, tới ánh sáng của Bác, bao giờ trăng cũng hiện lên như một tri âm tri kỉ của Người.

 

Khách