Một thứ quà của lúa non: Cốm

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Thạch Lam (1910 - 1942) sinh ra tại Hà Nội, tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân, là nhà văn nổi tiếng, thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn trước cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Ông có sở trường về truyện ngắn và là một cây bút tinh tế, nhạy cảm, đặc biệt trong khi khai thác thế giới cảm xúc, cảm giác của con người.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

Bài Một thứ quà của lúa non: Cốm rút từ tập Hà Nội năm sáu phố phường (1943), tập tùy bút viết về cảnh sắc và phong vị của Hà Nội.

b. Thể loại: Tùy bút.

c. Bố cục 

- Phần 1: (Từ đầu đến “hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng…”): Hương thơm lúa non gợi nhớ đến cốm và nguồn gốc của cốm.

- Phần 2: (Tiếp đó đến “vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn?”): Phát hiện và ngợi ca giá trị của cốm.

- Phần 3: (Còn lại): Bàn về cách thưởng thức cốm.

@432442@@432513@

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Hương thơm lúa non gợi nhớ đến cốm và nguồn gốc của cốm

- Cảm hứng được gợi lên từ hương thơm của lá sen trong làn gió mùa hạ lướt qua vừng sen của mặt hồ. Hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm, thứ quà đặc biệt từ lúa non. Cách vào bài như vậy rất tự nhiên, gợi cảm. Tác giả đã huy động nhiều cảm giác để cảm nhận về đối tượng, đặc biệt là khứu giác để cảm nhận hương thơm thanh khiết của cánh đồng lúa, của lá sen và lúa non.

- Những hình ảnh, chi tiết về cốm:

+ Khi đi qua những cánh đồng xanh, ngửi thấy mùi thơm của bông lúa non.

+ Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ.

+ Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lạ, bông láu ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.

- Nhưng để có hạt cốm còn cần đến công sức và sự khéo léo của con người. Vì vậy, tiếp liền sau đoạn mở đầu, tác giả nói đến nghề làm cốm nổi tiếng nhất ở làng Vòng. Thạch Lam không đi vào miêu tả tỉ mỉ kĩ thuật hay công việc làm cốm, mà chỉ cho biết đó là cả một nghệ thuật với "một loạt cách chế biến, những cách thức truyền từ đời này sang đời khác, một sự trân trọng và khe khắt giữ gìn". 

- Từ ngữ, hình ảnh, chọn lọc, tinh tế, giọng văn nhẹ nhàng, câu văn có nhịp điệu gần với nhịp thơ.

-> Cốm là sản phẩm của bàn tay khéo léo, tinh tế.

2. Giá trị của cốm

- Cốm là đặc sản của dân tộc: “Cốm là thức quà riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”.

- Hồng cốm là món quà sêu tết. Việc dùng cốm là lễ vật sêu tết thật thích hợp và có ý vị sâu xa, bởi cốm là thức dâng của đất trời, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà của đồng quê nội cỏ, nó rất thích hợp với việc lễ nghi của một xứ sở nông nghiệp lúa nước như nước ta. Thứ lễ vật ấy lại sánh cùng với quả hồng - hòa hợp, tốt đôi - biểu trưng cho sự gắn bó, hài hòa trong tình duyên đôi lứa. Tác giả đã phân tích sự hòa hợp ấy trên hai phương diện:

+ Màu sắc: xanh tươi và đỏ thắm.

+ Hương vị: thanh đạm và ngọt sắc. Hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.

-> Cốm là sản phẩm chứa đựng giá trị văn hóa và truyền thống của dân tộc. Qua đó, thể hiên sự trân trọng của tác giả đối với những giá trị của cốm. Nhân đây, tác giả bình luận, phê phán thói chuộng ngoại, bắt chước người ngoài của kẻ mới giàu có, vô học, không biết thưởng thức và trân trọng những sản vật cao quý kín đáo của truyền thống dân tộc.

@432873@

3. Cách thưởng thức cốm

- Ăn: thong thả từng chút một, vừa ăn vừa ngẫm nghĩ.

- Mua:

+ Nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve.

+ Phải kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo kéo của người và sự cố gắng tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa.

- Với Thạch Lam, ăn cốm là sự thưởng thức nhiều giá trị được kết tinh ở đó, đây cũng chính là cái nhìn văn hóa trong ẩm thực. Từ đó, tác giả đưa ra lời đề nghị với những người mua cốm là hãy nhẹ nhàng, trân trọng trước thứ sản vật quý này.

@432972@

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Lời văn trang trọng, tinh tế, giàu cảm xúc và tràn đầy chất thơ.

- Các chi tiết gợi nhiều liên tưởng, kỉ niệm.

- Sáng tạo trong lời văn, xen kẽ kể và tả với giọng điệu chậm rãi, ngẫm nghĩ mang nặng tính chất tâm tình, nhắc nhở nhẹ nhàng.

2. Nội dung

“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ”. Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, tác giả đã phát hiện được nét đẹp văn hóa dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà sâu sắc ấy.

@432665@