Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
4 coin

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Thôi Hiệu (704 - 754). Quê ở Biện Châu (nay là thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc).

- Đỗ tiến sĩ năm khai nguyên thứ 11 (723), làm quan đến chức Tư Huân Viên ngoại lang.

 - Thơ ông còn truyền lại hơn 40 bài, một số lượng không nhiều so với các nhà thơ đương thời. Song chỉ với Hoàng Hạc lâu, tên tuổi của ông đã lưu danh thiên cổ. 

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh ra đời

Đến thăm lầu Hoàng Hạc, nhà thơ đã nhớ đến huyền thoại xưa, nuối tiếc điều tốt đẹp đã qua và suy ngẫm về cuộc sống. Nhà thơ đã thổi linh hồn vào lầu Hoàng Hạc, nhắc lại chuyện người xưa để thể hiện một quan niệm nhân sinh sâu sắc.

b. Bố cục

- Phần 1: (4 câu thơ đầu): Đề cập trực tiếp đến nguồn gốc, tên gọi và định vị lầu Hoàng Hạc ở phương diện thời gian.

- Phần 2:  (4 câu cuối): Định vị lầu trong không gian, miêu tả thiên nhiên và trực tiếp biểu hiện tâm trạng.

II. Đọc - hiểu văn bản

Câu 1: Dụng ý của tác giả khi nhắc đến là chuyện giữa "người xưa" với "người nay", giữa thời gian quá vãng và không gian mở rộng, giữa hư và thực, giữa cảnh và tình,...

Câu 2:

Tất cả cảnh đều đẹp nhưng lại khiến người buồn bởi:

- Cảnh đẹp hoàn mỹ như người xưa cưỡi hạc bay đi mất rồi, giờ chỉ còn trơ lại lầu Hoàng Hạc => nỗi hoài cổ, trống vắng.

- Cảnh đẹp nhưng thời điểm "Nhật mộ hương quan hà xứ thị" (Trời tối rồi, đâu là quê hương?) gợi ra nỗi nhớ quê hương vời vợi.

- Ngoài ra, vì cảnh quá hoàn mĩ, nên tác giả cảm thấy bâng khuâng, cảm thấy như không thỏa mãn với chính mình, dường như đang tiếc nuối, đang mắc nợ cuộc đời. Bởi đó là cái đẹp không thể với tới, không thể nắm bắt được. Cái đẹp của cảnh dường như còn là cái đẹp thanh lọc tâm hồn, nhắc con người nhìn lại chính mình. 

=> Như vậy, dù là hoài cổ, tương tư hay ý thức về bản thân thì đứng trước cảnh đẹp, nhà thơ vẫn thấy buồn. Đó là nỗi sầu nhân thế, cảm thấy nhỏ bé giữa nhân gian vời vợi, giữa cảnh đẹp hoàn mỹ.

Câu 3:

Quả đúng bài thơ có 56 chữ thì 55 chữ trước là bước chuẩn bị cho một chữ "sầu" bởi đó là kết quả của quá trình quan sát kĩ lưỡng, chiêm nghiệm, bâng khuâng:

- Cảnh đẹp gợi lại tích cũ, người xưa, nhưng người xưa đã bay đi mất.

- Cảnh đẹp nhưng khi hoàng hôn lại gợi cảm giác buồn, cô quạnh, nhớ quê hương.

- Cảnh đẹp nhưng con người cảm thấy nhỏ bé, cảm thấy nuối tiếc, chưa thỏa mãn, như mắc nợ với cuộc đời.

=> Toàn bộ bài thơ tả cảnh nhưng ấp ủ, ẩn giấu trong đó là nỗi lòng, tâm trạng buồn đến vô hạn của nhà thơ.


Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
Trịnh Long đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (19 tháng 8 2021 lúc 17:03) 0 lượt thích

Khách