Khám phá - Kết nối kinh nghiệm

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Nhiệm vụ 1: Kể tên một số nghề

1. Trong những nghề dưới đây, kể tên các nghề đã góp phần làm nên ngôi nhà của gia đình em.

Lái xeThợ mộcNhà báoThợ thủ côngNhân viên bán hàngThợ sửa ống nước
Thợ cơ khíThợ điệnKế toánThợ sơnThiết kế và trang trí nội thất.Kĩ sư điện tử
Kiến trúc sưBác sĩ đa khoaThợ gốmDược sĩThợ xâyĐiều dưỡng

VD: Những nghề đã góp phần làm nên ngôi nhà của gia đình em là: Thợ sơn, kiến trúc sư, thợ xây, thiết kế và trang trí nội thất.

2. Lựa chọn 1 - 2 nghề mà em biết để mô tả về nghề đó.

VD:

- Dược sĩ: là những người thực hành nghề dược (làm công tác chuyên môn về dược hoặc hành nghề dược) trong ngành y tế. Họ cũng tham gia vào quá trình quản lý bệnh tật qua việc tối ưu hóa và theo dõi việc điều trị dùng thuốc hoặc giải thích các kết quả xét nghiệm lâm sàng, thông qua kết hợp với thầy thuốc hoặc các nhân viên y tế khác.

Tại các cơ sở khám chữa bệnh các dược sĩ (dược sĩ lâm sàng) giới thiệu các thuốc mới (đặc biệt là thuốc kê đơn) cho các thầy thuốc, hoặc tư vấn về sử dụng thuốc và sức khỏe cho người dân và cộng đồng nơi nhà thuốc hoạt động (dược sĩ làm việc tại các nhà thuốc cộng đồng-nhà thuốc cộng đồng là những nơi chúng ta vẫn thấy bán lẻ thuốc thành phẩm). Các dược sĩ cũng là một chuyên gia về thuốc, chuyên gia về các xét nghiệm sinh hóa cận lâm sàng khi tham gia vào quyết định dùng thuốc ở các trường hợp đặc biệt trong các cơ sở trên (dược sĩ tham gia hội đồng tư vấn thuốc và điều trị).

Ngoài ra dược sĩ còn làm việc trong ngành sản xuất dược phẩm (công nghiệp bào chế), ngành kinh doanh (phân phối và cung ứng thuốc), các cơ sở kiểm tra chất lượng thuốc (kiểm nghiệm thuốc Quality Control QC) hoặc công tác đảm bảo chất lượng thuốc (Quality Assurance QA) tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dược phẩm, dược sĩ cũng làm việc tại các cơ sở bảo quản thuốc, nghiên cứu thuốc mới (Research and Development), quản lý nhà nước, giảng dạy tại các cơ sơ đào tạo Y Dược và trong quân đội.

Ở Việt Nam hiện nay để trở thành dược sĩ sinh viên phải vào học tại các trường đại học đào tạo về dược thuộc hệ thống đào tạo nhân lực ngành Y tế. Họ có thể học 5 năm đối với sinh viên đào tạo chính quy dài hạn, 4 năm với sinh viên đã có bằng trung cấp Dược, 2 năm 6 tháng đối với người có bằng cao đẳng (hai hệ này gọi là dược sĩ chuyên tu), 2 năm đối với người có bằng đại học chính quy dài hạn các ngành bác sĩ y khoa, sinh học, hóa học (của các trường Đại học Khoa học tự nhiên, Bách khoa, Đại học Y - các trường có cùng đầu vào tương đương-hệ này gọi là văn bằng 2). Tốt nghiệp các khóa đào tạo này sinh viên được cấp bằng dược sĩ đại học. Những hệ đào tạo này không có hệ vừa học vừa làm mà phải là hệ chính quy tập trung. Dược sĩ đại học (Bachelor of Science in Pharmacy - BS in Pharmacy hoặc Bpharm).

Các hệ sau đại học và trên đại học hiện nay ở Việt Nam có thạc sĩ (MS-Master), tiến sĩ (Doctor of Philosophy - PhD), dược sĩ chuyên khoa I (Postgraduate education junior - PGJ) được học để chuyển đổi sang thạc sĩ theo các điều kiện của Bộ Giáo dục đào tạo và của Bộ Y tế: thi đầu vào tích lũy đủ các tín chỉ, dược sĩ chuyên khoa II (Postgraduate education senior - PGS được học để chuyển đổi sang tiến sĩ theo các điều kiện vừa nêu. Hệ dược sĩ chuyên khoa nên dịch sang tiếng Anh là Postgraduate education - PG. Một số dược sĩ dịch dược sĩ chuyên khoa là Specialist đây là hệ đào tạo tại Liên Xô (специалист) cũ không không tương ứng với hệ đào tạo ở các nước nói tiếng Anh.

Hiện nay Việt Nam chưa thực hiện được đào tạo Tiến sĩ Khoa học Dược (Doctor of Science in Pharmacy hay Doctor of Pharmacy-PharmD). Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, Trường Đại học Dược Hà Nội - Trung tâm đào tạo lớn nhất và cũng là trung tâm học thuật lớn nhất nước về dược chỉ có 4 tiến sĩ khoa học, 2 đào tạo ở Liên Xô, 2 đào tạo ở Đông Đức.

Để đăng ký hành nghề ở các nước người tốt nghiệp đại học dược phải có thời gian thực hành thường là một năm, sau đó phải nộp đơn cho Hội Dược sĩ và phải thi lấy chứng chỉ để hành nghề. Kỳ thi khá khó vì phải gắn kiến thức hàn lâm đã học với thực tế thực hành nghề.

Ở Việt Nam muốn có chứng chỉ hành nghề sau khi tốt nghiệp đại học các dược sĩ phải có 5 năm kinh nghiệm nghề nghiệp tại các cơ sở dược hợp pháp (hoặc hai năm với vùng khó khăn - vùng sâu vùng xa). Sau đó tới Sở Y tế nơi mình đăng ký hành nghề làm thủ tục đăng ký để được cấp chứng chỉ hành nghề (không phải thi). Trước khi có nghị định Nghị định số 89/2012/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế chứng chỉ hành nghề chỉ có giá trị năm năm (hết hạn phải gia hạn và nộp một khoản lệ phí gia hạn), tỉnh nào cấp thì chỉ có giá trị ở tỉnh đó. Sau khi sửa đổi chứng chỉ hành nghề cấp một lần và có giá trị toàn quốc.

Ở Việt Nam Hội Dược học được thành lập ở trung ương, các tỉnh đều có hội dược học các tỉnh. Nhưng vai trò của Hội Dược học mờ nhạt không có tiếng nói đáng kể đối với cơ quan quản lý và trong việc giám sát hội viên hành nghề cũng như bênh vực quyền lợi chính đáng cho hội viên.

Ngoài ra có Cộng đồng Dược Việt Nam, Hiệp hội Sản xuất Kinh doanh dược phẩm, Hiệp hội Dược liệu nói chung tổ chức và vai trò cũng như Hội Dược học.

- Kiến trúc sư: là người làm thiết kế mặt bằng, không gian, hình thức và cấu trúc cũng như dự đoán sự phát triển của một công trình hay làm thiết kế quy hoạch của vùng, của khu dân cư, khu công nghiệp và cảnh quan đô thị. Kiến trúc sư cung cấp các giải pháp về kiến trúc (công năng, thẩm mỹ cũng như giải pháp kĩ thuật) cho các đối tượng khách hàng có nhu cầu xây dựng ở các lĩnh vực khác nhau.

Từ "kiến trúc sư" xuất phát từ architectus trong tiếng Latin và từ arkhitekton trong tiếng Hy Lạp, đây là kết hợp của arkhi, có nghĩa là "người chính, người thợ cả", và tekton, có nghĩa là "người thợ nề, người thợ mộc". Trong tiếng Việt, "kiến trúc" có thể xem hợp thành từ "kiến tạo", thể hiện sự sáng tạo ra cái mới, và "cấu trúc", thể hiện sự bố trí sắp xếp hợp lý. Vì thế, kiến trúc sư được hiểu theo nghĩa là người kiến tạo ra công trình với cấu trúc mới lạ và đẹp mắt.

Nhìn chung, kiến trúc sư là người trung gian đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu công năng sử dụng và nhu cầu thưởng thức thẩm mỹ giữa người sử dụng với công trình kiến trúc. Kiến trúc sư phải chuyển đổi nhu cầu sử dụng của người dùng vào các giải pháp mặt bằng - không gian - kĩ thuật của công trình hoặc, thậm chí, kiến trúc sư là người tư vấn để cải tạo và đề xuất ra dây chuyền công năng mới cho người sử dụng.

Bên cạnh đó, kiến trúc sư là người phải có óc tổ chức thẩm mỹ nghệ thuật, nhằm đem lại vẻ đẹp hoàn hảo cho tác phẩm kiến trúc.

Vai Trò và nhệm vụ của Kiến trúc sư: Kiến trúc sư chính là người có trách nhiệm đưa ra các phương án thiết kế, quy hoạch, nội thất… dựa trên các cơ sở về tiêu chuẩn xây dựng, giải pháp công năng, kỹ thuật hay tính thẩm mỹ… cho công trình. Nhiệm vụ chủ yếu của kiến trúc sư thường là ở giai đoạn đầu của dự án, các Kiến trúc sưthường người chủ trì cho công trình. Họ hợp tác với các kỹ sư, chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau, chủ yếu về xây dựng, để đưa ra thiết kế hợp lý nhất cho từng công trình.

Nhiệm vụ 2: Khám phá giá trị của nghề.

1. Hãy tìm thợ sửa chữa để giải quyết các vấn đề phát sinh trong gia đình em.

 

@1446006@

2. Chỉ ra giá trị của các nghề đó đối với gia đình em.

VD: Mỗi ngành nghề lại có ý nghĩa riêng đối với mỗi gia đình. Đó là nơi các gia đình (trong đó có gia đình em) tìm đến khi căn nhà hoặc đồ đạc, vật dụng, xe cộ,... xảy ra vấn đề. Họ là những người có hiểu biết, kinh nghiệm về những vấn đề đó và có thể giúp gia đình em giải quyết vấn đề, tiết kiệm được tiền mua đồ mới.

Nhiệm vụ 3: Khám phá một số yếu tố ở người lao động tạo nên giá trị của nghề.

1. Đọc chia sẻ của P và chỉ ra những yếu tố ở người lao động tạo nên giá trị của nghề.

Quan sát những cô chú sửa sang lại nhà xửa và một số đồ dùng, P nhận ra một số biểu hiện của người lao động tạo nên giá trị nghề nghiệp được thể hiện như sau.

1. Đúng thời gian.2. Kiên trì.3. Gọn gàng.4. Cẩn thận.5. Tận tâm.6. Trung thực.
Các cô, các chú đi làm đúng thời gian quy định, đôi khi còn ở lại muộn hơn để làm xong các công việc của ngày hôm đó.Để tìm ra chỗ dây điện bị hỏng, các cô chú đã phải thử đi, thử lại, kiểm tra đi, kiểm tra lại khá lâu mà không nản lòng. Cô thợ sơn lăn sơn tường rất đẹp và sạch sẽ, gọn gàng nên nhà P không phải dọn dẹp nhiều.Chú thợ điện lúc nào cũng kiểm tra xem thang kê đã chắc chắn chưa, đã ngắt cầu dao điện chưa,... trước khi trèo lên chữa điện. Nhiều lúc, chú còn nhắc P đứng ra chỗ khác để đảm bảo an toàn.Các cô, chú sửa đường ống cấp thoát nước không quản ngại khi làm việc, quần áo và mặt mũi lấm lem, mồ hôi ướt sũng áo nhưng miệng vẫn tươi cười.Bố mẹ P bận đi làm, không có người giám sát công việc nhưng tất cả đều đâu vào đấy. Bố mẹ P nói các cô, chú ấy là những người thợ rất có trách nhiệm và trung thực.

2. Tìm thêm những yếu tố khác ở người lao động tạo nên giá trị của nghề.

VD: 

- Có trách nhiệm: Các cô, chú biết được trách nhiệm của mình, tận tâm làm việc, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ một cách hoàn chỉnh nhất.

- Yêu nghề: Các cô, chú làm việc vì yêu thích nghề, vì lòng tự trọng nghề nghiệp, không vì bất cứ điều gì khiến nản lòng mà dừng lại.

3. Dựa vào những yếu tố tạo nên giá trị của nghề, em hãy rèn luyện bằng những việc làm cụ thể trong học tập và lao động.