Hướng dẫn soạn bài Tự tình (bài II) - Hồ Xuân Hương

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
1
6 gp
TỰ TÌNH
Hồ Xuân Hương
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả : Hồ Xuân Hương
*Cuộc đời:
- Chưa rõ năm sinh năm mất
- Quê quán: Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
- Sống: kinh thành Thăng Long trong ngôi nhà Cổ Nguyệt Đường.
- Tính cách: tự do, phóng khoáng, thích giao du rộng.
* Sự nghiệp văn chương:
- "Bà Chúa thơ Nôm" → chọn ngôn ngữ dân tộc làm phương tiện sáng tác.
+ chỉ chọn chữ Nôm để sáng tác
+ thơ nôm của Hồ Xuân Hương vừa mang tính dân tộc vừa mang tính đại chúng.
- Nội dung:
+ tiếng nói của người phụ nữ trong xã hội phong kiến quyết liệt đòi quyền hưởng hạnh phúc, quyền tự do trong tình yêu, hôn nhân, thoát ra khỏi những ràng buộc, bất công hà khắc của lễ giáo phong kiến.
+ hướng tới đề cao phẩm chất, bản lĩnh của người phụ nữ trong xã hội đương thời.
+ chọc ngoáy, đả kích, mải mai những thế lực bất công vào những kẻ bất tài, trọng sĩ diện hão.
 tạo nên giá trị nhân đạo, tiếng nói nhân đạo trong thơ ca Hồ Xuân Hương nói riêng và thơ ca trung đại nói chung.
2. Tác phẩm : 
- Xuất xứ: Bài thơ thuộc chùm ba bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương.
- Nhan đề: tự mình bộc lộ nỗi lòng, tâm trạng của mình ( của người phụ nữ bất hạnh trong đường tình duyên).
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Hai câu đề: giới thiệu khái quát chủ thể ( nhân vật) trữ tình.
- Không gian: nước non → rộng lớn, mênh mông, bao la.
- Thời gian: đêm khuya → + yên ằng tĩnh lặng.
                                          + gợi tâm trạng.
- Âm thanh: trống văng vẳng: to, rõ, vang xa, dồn dập, gấp gáp...
→ nhấn mạnh sự tĩnh lặng của đêm tối.
- Hồng nhan: người phụ nữ có nhan sắc.
+ trơ:  cô đơn lẻ loi bàng hoàng giữa đêm khuya.
          → trạng thái cảm xúc trơ lì. 
+ với: hồng nhan >< nước non
→ liên tưởng tới người phụ nữ ngạo nghễ, thách thức với xã hội phong kiến đương thời.
2. Hai câu thực: thực trạng của người phụ nữ.
- Uống rượu: → giải sầu → say lại tỉnh → vòng luẩn quẩn.
- Ngắm trăng: xế - khuyết - chưa tròn → gợi sự mất mát, thiếu hụt, muộn màng, dở dang.
→ cảnh tăng thêm buồn sầu.
→ người phụ nữ đang chồng chất tâm trạng. 
3. Hai câu luận: tả cảnh.
- Hình ảnh: rêu, đá → bình dị, đời thường, tầm thường, vô tri vô giác.
- Nhân hóa: đâm, xiên → sức sống mãnh liệt, mạnh mẽ, sự trỗi dậy vươn mình mãnh liệt → khẳng định sức mạnh phi thường.
- Đảo ngữ: nhấn mạnh đến sự vận động, ngợi ca sức mạnh của thiên nhiên.
⇒ Cảnh bộ tình:
- Người phụ nữ đang quẫy đạp để tìm cách thoát ra khỏi khuôn khổ, lễ giáo phong kiến.
→ cá tính mạnh mẽ, ưa tự do, thích phóng túng.
4. Hai câu kết: tâm sự của nhà thơ.
- Ngán: ngán ngẩm, chán chường.
- Vì:
+ xuân: đi - lại → mùa xuân của tự nhiên theo quy luật tuần hoàn
→ bước đi của thời gian
- Mảnh tình/ san sẻ/ tí con con → sử dụng từ ngữ tăng tiến → tác giả đã bày tỏ niềm tâm sự về tình duyên: Mối tình dang dở, muộn màng, không trọn vẹn.
→ khiến người phụ nữ ra vào số phận bất hạnh.
→ thể hiện khát vọng về hạnh phúc một cách mãnh liệt, thiết tha.
III. KẾT LUẬN
- Bài thơ là tiếng lòng chân thành của người phụ nữ trong xã hội phong kiến gắn liền với tâm trạng vừa đau buồn vừa phẫn uất trước duyên phận muộn màng dở dang, vừa là thái độ gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch, qua đó thể hiện khát vọng thiết tha cháy bỏng về hạnh phúc lứa đôi.
- Đây là bài thơ thất ngôn bát cú đường luật bằng chữ Nôm với ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, giàu sức gợi hình gợi cảm, cách xây dựng hình tượng nhân vật thể hiện rõ nét diễn biến nội tâm.

Khách