Hướng dẫn soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
4 coin

Văn bản:

TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA

- Hồ Chí Minh-

I. Đọc- hiểu chú thích:

 1.Tác giả, tác phẩm:

* Hoàn cảnh ra đời:  Bài văn trích từ văn kiện “Báo cáo chính trị” do chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao Động Việt Nam họp tại Việt Bắc tháng 2 năm 1951.

 2. Đọc - từ khó: (sgk)

3. Thể loại: Nghị luận chứng minh.

4. Bố cục: 3 phần.

- Phần 1 (Đoạn 1): Nhận định chung về lòng yêu nước.

- Phần 2(Đoạn 2,3): Chứng minh những biểu hiện của lòng yêu nước.

- Phần 3 (Đoạn 4): Nhiệm vụ của chúng ta.

II. Đọc - hiểu văn bản:

1. Nhận định chung về lòng yêu nước:

- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân ta.

- Khi Tổ quốc bị xâm lăng

- Sôi nổi kết thành làn sóng

- Nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn

- Nó nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước

→ Nêu vấn đề ngắn gọn, sinh động, hấp dẫn theo lối trực tiếp, khẳng định, so sánh và mở rộng.

2. Chứng minh những biểu hiện của lòng yêu nước:

a. Tinh thần yêu nước trong quá khứ:

 Trang sử vẻ vang thờ Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…  tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

→ Dẫn chứng tiêu biểu, liệt kê theo trình tự thời gian lịch sử, minh chứng thuyết phục cho lòng yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ, khơi dậy những rung cảm và lòng tự hào dân tộc.

b. Tinh thần yêu nước trong hiện tại:

- Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những kiều bào ở vùng tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến nhân dân miền xuôi…

→ Sắp xếp dẫn chứng theo quan hệ lứa tuổi, quan hệ không gian (xa-gần, vùng miền trong nước)

- Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức ở hậu phương, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân đến các bà mẹ chiến sĩ.

- Từ những nam nữ công nhân và nông dân đến những đồng bào điền chủ.

→ Sắp xếp dẫn chứng theo quan hệ tiền tuyến – hậu phương, nghề nghiệp, tầng lớp.

* Nghệ thuật

   + Liệt kê dẫn chứng cụ thể, toàn diện

   + Sắp xếp dẫn chứng theo mô hình “từ…đến…” thể hiện quan hệ chặt chẽ giữa các sự việc và con người, sự đồng tâm nhất trí, mối quan hệ đoàn kết dân tộc. Tất cả đều bộc lộ lòng yêu nước nồng nàn bằng cách tham gia vào kháng chiến cứu quốc.

3. Nhiệm vụ của chúng ta:

- Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.

Có khi: trưng bày trong tủ kính, bình pha lê cất giấu trong rương, trong hòm.

→ Đề cao tinh thần yêu nước. Giúp người đọc hiểu được giá trị và hình dung rõ hai trạng thái của tinh thần yêu nước: tiềm tàng, kín đáo và rõ ràng, đầy đủ.

- Bổn phận: làm những thứ của quý được đưa ra trưng bày. Nghĩa là tuyên truyền, giải thích, tổ chức, lãnh đạo để tinh thần yêu nước thực hành vào yêu nước, kháng chiến.

III. Tổng kết:

1.     Nghệ thuật

- Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dân chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc theo phương diện:

+ Lứa tuổi

+ Nghề nghiệp

+ Vùng miền...

- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh (làn sóng, lướt qua, nhấn chìm...), câu văn nghị luận hiệu quả (câu có quan hệ từ .... đến....)

- Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước của nhân dân ta.

2. ý nghĩa văn bản

Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.

 

 

 

Khách