Hướng dẫn soạn bài Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 coin

 

MÙA XUÂN NHO NHỎ

undefined

Thanh Hải

 

I. TÌM HIỂU CHUNG

 1.Tác giả:

 - Thanh Hải (1930-1980), tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê tỉnh Thừa Thiên Huế.

undefined

 - Ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam từ những ngày đầu.

 2. Tác phẩm:

 a. Hoàn cảnh ra đời: sáng tác 11 -1980 khi nhà thơ nằm trên giường bệnh- không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, in trong tập thơ “Thơ Việt Nam 1945-1985” Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.

 b. Thể thơ, kiểu văn bản và phương thức biểu đạt:

   - Thể thơ: Năm chữ

   - Kiểu văn bản: Biểu cảm.

   - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả, tự sự , nghị luận.

 3. Mạch cảm xúc của bài thơ: Từ cảm xúc trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, tác giả thể hiện khát vọng được dâng hiến “ mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.

4. Bố cục:

 - Khố 1: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời.

 - Khồ 2,3: Cảm xúc về mùa xuân đất nước.

 - Khổ 4,5: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.

 - Khổ 6: Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua làn điệu dân ca xứ Huế.

II. TÌM HIỂU VĂN BẢN

 1. Cảm xúc trước vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên , đất trời:

      “Mọc giữa dòng sông xanh

         Một bông hoa tím biếc”

  - Hình ảnh “dòng sông xanh, bông hoa tím biếc” – gợi một sắc xuân tươi tắn, rực rỡ rỡ mà bình dị, dân dã đậm chất Huế.

=> Chỉ vài nét phác họa đã gợi lên vẻ đẹp trong trẻo, đầy sức sống  của thiên nhiên đất trời vào xuân.

  -  Từ “ mọc”: động từ được đảo lên đầu câu thơ gợi vẻ đẹp duyên dáng và sức sống mạnh mẽ của bông hoa mùa xuân.

“ Ơi con chim chiền chiện

   Hót chi mà vang trời”

  - Không gian mùa xuân cao rộng, thoáng đãng.

  - Thán từ “ Ơi”, lời hỏi “ hót chi”=> gợi giọng điệu ngọt ngào, dịu nhẹ, thân thương của người dân xứ Huế, diễn tả cảm xúc vui say trước một mùa xuân tươi đẹp.

“ Từng giọt long lanh rơi

   Tôi đưa tay tôi hứng”

  - “ Giot long lanh rơi”, có thể là giọt sương, giọt nắng, giọt mưa xuân hay có thể là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện, từ âm thanh tiếng chim cảm nhận bằng thính giác chuyển thành từng giọt có hình khối cảm nhận bằng thị giác và xúc giác đưa tay tôi hứng với sự nâng niu, trìu mến.

=> Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được vận dụng điêu luyện , tinh tế qua trí tưởng tượng phong phú đã diễn tả chân thực tâm trạng say sưa, ngây ngất của con người trước cảnh đất trời vào xuân.

  2. Cảm xúc về mùa xuân đất nước:

“Mùa xuân người cầm súng

……………………………

 Tất cả như  xôn xao”

- Cấu trúc sóng đôi qua hai hình ảnh “ người cầm súng, người ra đồng”=> hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động xây dựng đất nước.

- Điệp ngữ “ mùa xuân, lộc”=> là lá ngụy trang,là mạ non, là chồi non, là sức sống mãnh liệt. Họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước .

- Điệp ngữ “ tất cả”, từ láy “ hối hả, xôn xao”=> làm nổi bật không khí náo nức, khẩn trương của đất nước khi bước vào mùa xuân mới.

“ Đất nước bốn ngàn năm

………………………….

Cứ đi lên phía trước”

- Xúc cảm tự hào về lịch sử bốn nghìn năm của dân tộc.

3. Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước:

“ Ta làm con chim hót

……………………..

Một nốt trầm xao xuyến”

- Chuyển đổi đại từ nhân xưng từ “ tôi” sang “ ta”=> bày tỏ lẽ sống riêng nhưng cũng là của chung mọi người.

- Điệp ngữ “ ta,ta làm” => thể hiện ước nguyện chân thành thiết tha, nhấn mạnh sự tự nguyện.

- Động từ “ làm , nhập” => biểu lộ sự hóa thân diệu kì, hóa thân để sống đẹp, sống có ích.

- Hình ảnh đẹp “con chim hót, cành hoa, nốt nhạc trầm”=> đem thanh sắc góp phần tô điểm cho mùa xuân, sống làm đẹp cho đời.

- Khát vọng mong được sống có ích,có ý nghĩa được cống hiến phần tốt đẹp dù bé nhỏ của mình cho đất nước, cho cuộc đời=> Khát vọng đáng trân trọng , một lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.

- “Một mùa xuân nho nhỏ

………………………

Dù là khi tóc bạc”

=> Làm một mùa xuân nho nhỏ để dâng hiến cho đời. “ Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ sáng tạo.

- Cặp từ láy “ nho nhỏ,lặng lẽ”=> khát vọng  cống hiến khiêm tốn, âm thầm,lặng lẽ, chỉ nguyện làm một mùa xuân nhỏ góp phần vào mùa xuân lớn của đất nước, của dân tộc.

- Điệp ngữ “ dù là”=> lời khẳng định, lời tự hứa, một tâm niệm với lòng mình.

“ Dù là tuổi hai mươi

   Dù là khi tóc bạc”

=> Hoán dụ, thể hiện sự cống hiến suốt đời từ tuổi hai mươi tràn đầy sức sống cho đến khi già, bệnh tật, bất chấp thời gian ,nghịch cảnh.Lẽ sống cao đẹp, đầy trách nhiệm.

4. Lời ngợi ca quê hương, đất nước:

“ Mùa xuân - ta xin hát

………………………

Nhịp phách tiền đất Huế”

- “Nam ai, Nam bình”=> hai làn điệu dân ca quen thuộc ở xứ Huế:

=>Thể hiện tình yêu quê hương , đất nước. Lòng tự hào về những giá trị truyền thống của dân tộc.Thể hiện niềm tin yêu vào cuộc đời.

III. TỔNG KẾT

1.     Nghệ thuật:

-         Thể thơ năm chữ.

-         Hình ảnh thơ tự nhiên giản dị, mang ý nghĩa biểu tượng.

-         Ngôn ngữ thơ giản dị , trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với phép tu từ : ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ.

-         Cấu từ chặt chẽ, giọng điệu thơ biến đổi phù hợp.

   2. Nội dung (Ghi nhớ, học thuộc sgk/58)

IV. LUYỆN TẬP

1.     Em hiểu thế nào về nhan đề “ Mùa xuân  nho nhỏ”? Hãy nêu chủ đề của bài thơ?

2.     Tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm.

3.     Nêu giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng ở từng khổ thơ.

4.     Phân tích khổ thơ 1, 2, 3 của bài thơ

5.     Phân tích khổ thơ 4, 5 của bài thơ

Khách