Đọc: Thánh Gióng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Về truyền thuyết Thánh Gióng và Hội Gióng

Thánh Gióng là một trong những truyền thuyết tiêu biểu trong kho tàng truyện kể dân gian Việt Nam. Tên nhân vật chính được lấy làm nhan đề truyện. Nhân vật Thánh Gióng tuy là kết quả của trí tưởng tượng dân gian, song phản ánh rõ nét truyền thống chống giặc ngoại xâm từ thời xa xưa của dân tộc Việt Nam.

Thánh Gióng kể về sự việc gắn với đười "Hùng Vương thứ sáu": Theo truyền thuyết, "Hùng Vương" là cách gọi chung các vị vua nước ta thời xa xưa. Đó cũng là tên gọi chung cho cả một thời đại lịch sử kéo dài hàng nghìn năm.

Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng của người Việt Nam, diễn ra hằng năm ở làng Gióng (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) và một số địa phương khác. Trong lễ hội này, người dân ở nhiều vùng quê về đây tham dự các nghi lễ truyền thống, nhằm tôn vinh công đức của anh hùng làng Gióng, đồng thời cầu mong cho nghề nông phát triển, đất nước giàu mạnh, thái bình.

Vào ngày 16 tháng 11 năm 2010, Hội Gióng tại đền Phù Đổng và đền Sóc Sơn được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.

I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại: Truyền thuyết.

2. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến nằm đấy): Sự ra đời kỳ lạ của Thánh Gióng.

- Phần 2 (tiếp theo đến cứu nước): Thánh Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng.

- Phần 3 (tiếp theo đến lên trời): Thánh Gióng ra trận đánh giặc.

- Phần 4 (còn lại): Thánh Gióng bay về trời và những dấu tích còn lại.

3. Nhân vật

- Các nhân vật: cha mẹ Gióng, Thánh Gióng, sứ giả, nhà vua, dân làng.

- Nhân vật chính: Thánh Gióng.

4. Tóm tắt

 

​@203454@

II. Đọc hiểu văn bản

1. Sự ra đời của Thánh Gióng

Thời gian, địa điểm: Đời vua Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng.

Sự ra đời của Thánh Gióng là chi tiết hoang đường, kì ảo: Ở làng Gióng có đôi vợ chồng chăm chỉ, đức phúc nhưng hiếm muộn ➞ Người mẹ ra đồng ➞ Ướm thử vào vết chân lạ ➞ Người mẹ mang thai ➞ 12 tháng sau sinh ra Thánh Gióng.

➩ Sự ra đời kì lạ, báo hiệu sự việc phi thường.

➩ Đồng thời gửi gắm thông điệp: ở hiền gặp lành.

2. Sự trưởng thành của Thánh Gióng

* Câu nói đầu tiên của Thánh Gióng

- Thánh Gióng lên ba không nói, không cười, đặt đâu nằm đó. ➞ Kì ảo hoang đường.

- Hoàn cảnh cất tiếng nói đầu tiên: Khi giặc Ân xâm lược, vua sai sứ giả tìm người tài cứu nước.

- Câu nói đầu tiên là đòi đi đánh giặc "Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con....Ta sẽ phá tan lũ giặc này". ➞ Giọng nói cứng cỏi, đĩnh đạc +Giängnãi®Ünh®¹c,®μnghoμng,cøngcáil¹th­êng. Giängnãi®Ünh®¹c,®μnghoμng,cøngcáil¹th­êng.Nhiệm vụ cho sự xuất hiện của Thánh Gióng: bảo vệ đất nước.

➩ Ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần chống giặc, ý chí quyết tâm tiêu diệt kẻ thù.

@203634@

* Gióng lớn nhanh như thổi trong sự nuôi dưỡng của cả làng

- Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. ➞ Chi tiết kì ảo, cách nói cường điệu, so sánh tô đậm tính chất phi thường của nhân vật. Thánh Gióng lớn nhanh để đáp ứng nhiệm vụ đánh giặc cứu nước.​

- Bà con hàng xóm cùng chung sức nuôi lớn Gióng. ➞ Tinh thần đoàn kết của nhân dân.

➩ Người anh hùng từ nhân dân, được nuôi dưỡng bởi nhân dân, mang theo sức mạnh nhân dân, chiến đấu vì nhân dân.

3. Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời

Tư thế, hành động đánh giặc

+ thúc ngựa, phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng giết hết lớp giặc này đến lớp giặc khác ➞ Sự oai phong, lẫm liệt, không gì địch nổi.

@203688@

+ roi sắt gãy, nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. 

➞ Sự nhanh trí để khắc phục khó khăn.

➞ Cụm tre là thiên nhiên đặc trưng của làng quê Việt Nam: tre vừa ngay thẳng, vừa kiên cường, vừa đoàn kết như con người Việt Nam. Giặc đến thì lũy tre, tầm vông cũng thành vũ khí chống lại kẻ thù.

Thánh Gióng bay về trời: Gióng đánh giặc xong, mặc áo giáp và bay thẳng về trời. ➜ Chi tiết hoang đường kì ảo. Sự ra đời phi thường, sự ra đi cũng phi thường.

➞ Người anh hùng không màng danh lợi: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ liền ra đi.

➞ Sự thiêng liêng hóa, bất tử hóa hình tượng: Thánh Gióng là con của trời, sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ bay về trời. Về với trời còn là về với bất tử, hóa vào non sông, đất nước. 

4. Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng

- Đền thờ Phù Đổng Thiên Vương.

- Làng Gióng.

- Bụi tre đằng ngà.

- Ao hồ liên tiếp.

- Làng Cháy.

➜ Lòng biết ơn, trân trọng, ước mơ về người anh hùng bảo vệ đất nước.

(Đền Phù Đổng Thiên Vương)

5. Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng

- Biểu hiện của ý thức, tinh thần đoàn kết, anh dũng, chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

- Thể hiện ước mơ của nhân dân về người anh hùng bảo vệ đất nước.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. 

2. Nghệ thuật

- Sử dụng nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo.

- Nghệ thuật nói quá, so sánh.

IV. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

1. Liệt kê một số chi tiết kì ảo gắn liền với các sự việc sinh ra và lớn lên, ra trận và chiến thắng, bay về trời của nhân vật Gióng?

- Sự ra đời và lớn lê của Gióng:

+ Gióng được sinh ra một cách kì lạ: Bà mẹ ướm chân - thụ thai, 12 tháng mới sinh; cậu bé lên ba không nói, cười, đi, đặt đâu nằm đấy.

+ Khi sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước, Gióng bỗng cất tiếng nói mời sứ giả vào.

+ Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không biết no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng.

- Gióng ra trận và chiến thắng:

+ Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng.

+ Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác.

+ Roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.

- Gióng bay về trời: Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời.

2. Nhận vật Gióng đã nói gì với mẹ và sứ giả khi biết tin nhà vua đang tìm người tài đánh giặc cứu nước? Theo em, vì sao khi nghe Gióng nói, sứ giả "vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ"?

- Khi Gióng nghe được tin sứ giả theo lệnh vua đi tìm người tài giỏi cứu nước, đã nói với mẹ" Mẹ ra mời sứ giả vào đây" và nói với sứ gi: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".

- Sứ giả kinh ngạc vì Gióng chỉ là một đứa trẻ, đặt đâu nằm đó, lên ba không biết nói cười mà nay khi nghe tin đất nước có giặc ngoại xâm bỗng cất lên tiếng nói được. Đó là một sự việc kì lạ.

- Sứ giả mừng rỡ vì thế mạnh giặc, tình thế đất nước đang vô cùng cấp bách, sứ giả đi khắp nơi để tìm người tài mà nay đã gặp được người nhận nhiệm vụ cao cả này.

3. Văn bản trên đã sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để chỉ nhân vật Gióng. Em hãy liệt kê các từ ngữ ấy thành hai nhóm theo hai thời điểm: trước và sau khi Gióng "vươn vai" thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc?

- Trước khi Gióng trở thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc: cậu bé, đứa trẻ, đứa bé, chú bé.

- Sau khi Gióng trở thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc: tráng sĩ, Phù Đổng Thiên Vương.

4. Từ kết quả liệt kê ở câu 3, hãy cho biết từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần nhất và việc lặp lại ấy có tác dụng thế nào?

Từ ngữ được lặp lại nhiều nhất là từ "tráng sĩ" (lặp lại 7 lần). Tác dụng: thể hiện quan niệm của nhân dân ta về  người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, lập được những chiến công lớn. Thần Trụ trời, Sơn Tinh ... đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng để đạt đến độ phi thường ấy, Gióng trở thành tráng sĩ và đủ sức mạnh để tiêu diệt quân giặc để cứu giúp đất nước khỏi chiến tranh.

5. Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao. Nhiệm vụ của Gióng là gì và quan trọng như thế nào?

Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao. Nhiệm vụ của Gióng là đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc để nhân dân ta có một cuộc sống ấm no, yên bình.

6. Theo một số bạn, truyện Thánh Gióng lẽ ra nên kết thúc ở câu "Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời". Các bạn ấy cho rằng: phần văn bản sau câu văn này là không cần thiết, vì không còn gì hấp dẫn nữa. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao?

Em không đồng ý với ý kiến trên, vì phần cuối truyện kể về những dấu tích của Gióng còn để lại khiến cho câu chuyện hấp dẫn hơn. Đó là những di sản mà Gióng thể lại cho dân tộc ta đến ngày nay. Qua đó cũng thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào và ước muốn của nhân dân ta về một người anh hùng cứu nước giúp dân.

7. Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?

Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em thấy rằng Gióng chính là hình ảnh của nhân dân ta, khi dân tộc gặp cơn nguy biến thì họ sẵn sàng đứng ra cứu nước, giống như Gióng, khi vua vừa kêu gọi đã đáp lời cứu nước. Chi tiết Gióng cất tiếng đầu tiên là đòi đánh giặc đã thể hiện lòng yêu nước luôn có ở sẵn trong mỗi người dân. Sau khi Gióng gặp sứ giả, ăn mấy cũng không đủ no thì nhân dân ta đã góp gạo nuôi Gióng, điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng của cả dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Gióng là hình tượng người anh hùng đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước, cho ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân ta.