Chu vi hình tròn

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Xây dựng công thức

 Cho hình tròn bán kính 2\(cm\). Đánh dấu điểm A trên đường tròn.

Đặt điểm A trùng với vạch 0 của thước. Sau đó cho hình tròn lăn một vòng trên thước thì thấy điểm A lăn đến vị trí điểm B nằm giữa 12,5\(cm\) và 12,6\(cm\).

✿ Độ dài của đường tròn bán kính 2\(cm\) chính là độ dài AB.

Độ dài của một đường tròn gọi là chu vi của hình tròn đó.

✿ Như vậy, hình tròn bán kính 2\(cm\) có chu vi trong khoảng 12,5\(cm\) đến 12,6\(cm\) hay hình tròn đó đường kính 4\(cm\) có chu vi trong khoảng 12,5\(cm\) đến 12,6\(cm\).

✿ Trong toán học, người ta có thể tính chu vi hình tròn có đường kính 4\(cm\) bằng cách nhân đường kính 4\(cm\) với số 3,12 như sau:

\(\times\) 3,14 = 12,56 (\(cm\)).

@91910@

2. Công thức

Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy đường kính nhân với số 3,14.

\(C=d\times3,14\).

(\(C\) là chu vi hình tròn, \(d\) là đường kính hình tròn)

Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy 2 lần bán kính nhân với số 3,14.

\(C=2\times r\times3,14\).

(\(C\) là chu vi hình tròn, \(r\) là bán kính hình tròn).

@91911@@91912@@91913@

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và giải đáp nhé. Chúc các em học tốt!