Chủ đề 5: Sóng ánh sáng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tán sắc ánh sáng

Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng phân tách một chùm sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc.

tán sắc ánh sáng OLM

Giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng:

  • Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu nhất định và không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
  • Ánh sáng trắng (ánh sáng Mặt Trời, ánh sáng đèn điện dây tóc,...) không phải là ánh sáng đơn sắc, mà là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
  • Chiết suất của thủy tinh đối với các ánh sáng đơn sắc có màu khác nhau thì khác nhau, do đó chúng lệch góc khác nhau khi qua lăng kính. Chùm sáng ló bị xòe rộng ra thành nhiều chùm sáng đơn sắc.

II. Giao thoa ánh sáng

giao thoa ánh sáng

Vị trí các vân sáng:

\(x_k=k\dfrac{\lambda D}{a}\left(k=0,\pm1,\pm2...\right)\)

Vị trí các vân tối:

\(x_{k'}=\left(k'+\dfrac{1}{2}\right)\dfrac{\lambda D}{a}\left(k'=0,\pm1,\pm2...\right)\)

Khoảng vân là khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp hoặc hai vân tối liên tiếp:

\(i=\dfrac{\lambda D}{a}\)

Ứng dụng: đo bước sóng ánh sáng

\(\lambda=\dfrac{ia}{D}\)

III. Các loại quang phổ

Máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân tích một chùm ánh sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc.  

Quang phổ liên tục

quang phổ liên tục

 

Quang phổ vạch

quang phổ vạch phát xạ

Quang phổ hấp thụ

quang phổ vạch hấp thụ

IV. Các loại tia và thang sóng điện từ