Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) hiệu là Hi Doãn, người làng Tả Thanh Oai (làng Tó), huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội).
- Là danh sĩ, nhà văn đời hậu Lê và Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh.
- Về thơ, Ngô Thì Nhậm có một số tập thơ nổi tiếng như: Bút hải tùng đàm, Thủy vân nhàn đàm (Thủy vân nhàn vịnh),...
- Về phú, ông có 17 bài chép ở tập Kim mã hành dư.
- Về văn, ông có một số tác phẩm lớn đặc biệt là Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh được coi là tác phẩm thể hiện nổi bật nhất tư tưởng triết học của Ngô Thì Nhậm.
a. Hoàn cảnh ra đời
Do Ngô Thì Nhậm viết thay vua Quang Trung vào khoảng năm 1788 - 1789 nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.
b. Thể loại
- Chiếu thuộc loại văn nghị luận cổ, thường do vua chúa ban ra để triều đình và nhân dân thực hiện.
- Có thể do vua đích thân viết nhưng thường do các văn tài võ lược viết thay vua.
c. Bố cục
- Phần 1: (Từ đầu đến “...người hiền vậy” ): Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử.
- Phần 2: (Tiếp đến “...hay sao?”): Thực tại và nhu cầu của thời đại.
- Phần 3: ( Còn lại): Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.
- Người hiền tài như ngôi sao sáng trên trời: so sánh người hiền tài như vì sao tinh tú nhằm đề cao vị trí, vai trò của người hiền tài.
- Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần: Bắc Thần (sao Bắc Đẩu) tượng trưng cho ngôi vua, cho thấy người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử.
-> Mối quan hệ gắn bó, vai trò của người hiền đối với thiên tử trong công cuộc trị nước.
- “Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy.”: Mượn ý trời, xem việc người hiền tài về với thiên tử là hợp quy luật, nếu người hiền tài tự giấu mình là trái ý trời. Đây là cách nói trực tiếp ngắn gọn, giàu hình ảnh đưa ra luận đề để thuyết phục người đọc, đánh trúng tâm lí của kẻ sĩ - những con người luôn muốn đem sức mình cho giang sơn xã tắc.
* Thái độ của sĩ phu Bắc Hà và tâm trạng của vua Quang Trung:
- Thái độ của sĩ phu Bắc Hà:
+ “Kẻ sĩ ẩn trong ngòi khe trốn tránh việc đời”: kẻ sĩ mai danh ẩn tích uổng phí tài năng.
+ “Những bậc tinh anh trong triều đương phải kiêng dè không dám lên tiếng”: người ra làm quan thì giữ mình không dám nỏi thẳng.
+ Nhiều người có tài năng còn chưa chịu ra giúp nước.
- Tâm trạng của vua Quang Trung:
+ “Nay trẫm đang lắng nghe, ngày đêm mong mỏi,...”: khắc khoải chờ người hiền ra giúp nước.
+ Hàng loạt các câu hỏi (hay trẫm ít đức...? Hay đang thời đổ nát...?) thể hiện thái độ khiêm tốn, chân thành nêu rõ lịch sử đã sang trang, cơ hội để người hiền tài ra giúp nước. Câu hỏi buộc người nghe phải thay đổi cách ứng xử.
* Thực trạng và nhu cầu của thời đại:
- Thực trạng:
+ Triều đình chưa ổn định.
+ Biên ải chưa yên.
+ Dân chưa lại sức.
+ Ân đức vua chưa thấm nhuần khắp nơi.
-> Triều chính chưa yên ổn, tình hình ngoài biên cương còn giặc giã, cuộc sống biên cương còn khốn khó, đó là những công việc rất nặng nề, đòi hỏi phải có sự trợ giúp của các bậc hiền tài.
- Nhu cầu của thời đại:
+ Dùng hình ảnh “Một cái cột không thể đỡ nổi căn nhà lớn,...trị bình”: khẳng định vai trò to lớn của người hiền.
+ Dẫn lời Khổng Tử: “Cứ cái ấp mười nhà...của trẫm sao?”: khẳng định nước ta có nhiều nhân tài, họ cần ra giúp nước.
+ Lời tâm sự chân thành, khiêm nhường nhưng kiên quyết và đầy sức thuyết phục.
+ Quang Trung là một vị vua yêu nước, thương dân, có lòng chiêu hiền đãi sĩ.
=> Lí do hoàn toàn đều xuất phát từ quyền lợi của dân, mọi chủ trương chiến lược đều xuất phát từ khát vọng đất nước cường thịnh.
- Đường lối tiếp nhận người hiền tài của Trung Quốc hết sức rộng mở, đúng đắn:
+ Các quan lớn nhỏ và dân chúng chăm họ ai có tài năng hơn người đều được dâng sớ, tấu bằng sự việc.
+ Các quan có thể tiến cử hoặc dâng sớ tự cử.
- Các cách tiến cử ở đây vừa cụ thể, vừa dễ thực hiện. Cuối cùng tác giả khích lệ mọi người có tài, có đức hãy cùng triều đình mới gánh vác việc nước và hưởng phúc lâu dài.
1. Nghệ thuật
- Lập luận chặt chẽ, hợp lí, thuyết phục.
- Lời lẽ khiêm nhường, chân thành.
- Từ ngữ, hình ảnh:
+ Sử dụng điển cố, hình ảnh ẩn dụ.
+ Từ ngữ giàu sức gợi.
2. Nội dung
Tư tưởng cầu hiền của vua Quan Trung đã được Ngô Thì Nhậm thể hiện hết sức xuất sắc qua hệ thống luận điểm chặt chẽ, qua cách lập luận thấu tình đạt lí, lời lẽ mềm mỏm, khiêm nhường. Đó là bằng chứng nói lên sự đồng tâm, hiệp lực của những con người gánh vác trọng trách lớn lao mà lịch sử đã giao cho.