Chị em Thúy Kiều- Nguyễn Du

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
4 coin

CHỊ EM THÚY KIỀU

(Trích: “Truyện Kiều” - Nguyễn Du)

I. Tìm hiểu chung về văn bản

1. Vị trí đoạn trích

Đoạn trích nằm ở phần đầu của Truyện Kiều, giới thiệu gia cảnh  nhà Vương viên ngoại. Sau bốn câu thơ nói về gia đình họ Vương ( bậc trung lưu, con trai út là Vương Quan), tác giả dành tới hai mươi bốn câu thơ để nói về Thúy Vân, Thúy Kiều.

2. Bố cục

Đoạn trích có thể chia làm 3 phần:

- Bốn câu đầu: Vẻ đẹp chung của chị em Vân - Kiều.

- Bốn câu tiếp theo: Vẻ đẹp của Thúy Vân.

- Mười hai câu còn lại: Vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều.

II. Đọc - hiểu văn bản

- Mai cốt cách : cốt cách của cây mai : mảnh dẻ, thanh tao.

- Tuyết tinh thần : tinh thần của tuyết trắng và trong sạch

- Mười phân vẹn mười:  Mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng nhưng đều đạt đến độ hoàn mĩ.

- Tiểu đối : mai cốt cách/ tuyết tinh thần.

- Sử dụng kết hợp từ thuần Việt và từ Hán Việt : lời giới thiệu vừa tự nhiên vừa trang trọng về vị trí, thứ bậc của chị em.

- Tiểu đối : mai cốt cách/ tuyết tinh thần.

- Cách sử dụng các yếu tố Hán Việt xen lẫn thuần Việt.

- Biện pháp ước lệ: Dùng hình ảnh tượng trưng trong  thiên nhiên ngầm so sánh với vẻ đẹp của con người ( Lấy mai, tuyết chỉ vẻ đẹp của 2 chị em Kiều.

- Từ ngữ giàu sức biểu cảm.

- Sử dụng thành ngữ.

=> Làm cho câu thơ vừa có vẻ đẹp mẫu mực, thanh cao, vừa có sức gợi cảm.

+ Vẻ đẹp của Vân ® khuôn mặt đầy đặn, tròn trịa như đẹp như trăng, đôi lông mày gọn , sắc nét như mày con ngài,…vóc người khoẻ mạnh, miệng cười tươi như hoa, tiếng nói trong trẻo như ngọc, mái tóc đẹp óng ả như mây, da trắng như tuyết.

- Dùng vẻ đẹp của thiên nhiên làm tiêu chuẩn so sánh đánh giá với vẻ đẹp của con người ® đó là bút pháp ước lệ tượng trưng. (Vẻ đẹp của nàng được so sánh với những thứ cao đẹp trên đời : trăng hoa, mây ,tuyết , ngọc.

->  Vẻ đẹp của Thuý Vân đoan hài hòa, trang, phúc hậu, quý phái.

- Vẻ đẹp của Vân là báu vật trời cho, hài hoà với thiên nhiên, không có sự ghen tị

 ® Dự báo cuộc đời nàng sẽ bình yên, hạnh phúc.

- Tả Kiều, nhà thơ miêu tả vẻ đẹp của nàng bằng 12 câu thơ.

- Tần số các câu thơ tả Kiều lớn gấp 3 lần so với các câu thơ tả Vân.

- Nói “sắc sảo” là nhà thơ đề cập tới vẻ đẹp về trí tuệ, về tài năng.

- Còn nói “mặn mà” là nói tới vẻ đẹp về tâm hồn, tính cách.

" Như vây ở Kiều có sự chung đúc giữa 2 vẻ đẹp: trí tuệ, tài năng và tâm hồn, tính cách.

Sự giống nhau ở cách miêu tả Thúy Kiều và Thúy Vân:

 Giống:

- Câu thơ đầu: khái quát đặc điểm nhân vật:

- Khẳng định ngay vẻ đẹp sắc sảo của Kiều.( sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn)

- Dùng hình tượng nghệ thuật ước lệ tượng trưng: làn thu thuỷ...nghiêng thành

-  Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ

+ Khác :  Không tả thực, chỉ đặc tả vẻ đẹp của  đôi mắt Kiều.

- Làn thu thuỷ : làn nước mùa thu-> Mắt đẹp, trong như hồ nước mùa thu -> gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt, có hồn.

- Nét xuân sơn : nét nói mùa xuân : -> lông mày thanh tú, tươi đẹp trên gương mặt trẻ trung.

- Nghiêng.. thành : Điển tích chữ Hán -> Sắc đẹp tuyệt vời của người phụ nữ có thể làm cho người ta say mê có thể đến nỗi mất thành, đổ nước.

+ Phát hiện các thủ pháp nghệ thuật, trả lời.

- Nghệ thuật miêu tả, đối ý.

 ® Vẻ đẹp lộng lẫy có sức cuốn hút và say mê lòng người => Là một trang tuyệt sắc giai nhân, có một không hai.

- Đó là một dụng ý nghệ thuật sáng tạo của Nguyễn Du: Tả người bằng nghệ thuật đòn bẩy.

- Nhà thơ dùng Vân làm điểm tựa, làm nhân vật phông màn để làm tôn vinh vẻ đẹp của nhân vật Thuý Kiều.

- Một tài năng nghệ thuật bậc thầy, tả người kiểu “Vẽ mây nẩy trăng” chỉ có ở đại thi hào này.

+ Trí tuệ : thông minh vốn sẵn  tính trời.

+ Tài năng : cầm,  thi…hoạ…ca ngâm, soạn nhạc…=> Đa dạng, đạt tới mức độ lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến gồm đủ cả: tài nào cũng giái, tài đàn là sở trường, là năng khiếu trời cho, vượt lên trên mọi nghề. “Lầu bậc ngũ âm”. Nàng giường như đoán trước được phần nào kiếp tài hoa bạc mệnh của nàng qua “cung đàn bạc mệnh” do chính tay nàng sáng tác đầy sầu não, đau khổ.

- Cực tả tài năng vượt trội cũng chính là miêu tả cái tâm. Vì thế mà cung bạc mệnh mà nàng tự sáng tác phải chăng là tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm.

- Nghệ thuật tả Kiều của Nguyễn Du đã ẩn chứa, báo trước một dư cảm không suôn sẻ, bình lặng.

- Bao truân chuyên, sóng gió đang rình rập chờ đón nàng ở phía trước. Nhà thơ linh cảm con đường hậu vận trong cuộc đời Kiều: Số kiếp “hồng nhan bạc phận”. Vì thế những câu thơ Kiều đã trở thành những trang đời trong bói toán.

- Biện pháp nghệ thuật so sánh, ước lệ tượng trưng, ẩn dụ.=> Làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều:  Vẻ đẹp lộng lẫy, sắc sảo, tài năng đa dạng, thông minh tuyệt đỉnh, tâm hồn đa cảm…

® Kiều là mẫu của người phụ nữ hoàn hảo nhất, nhưng cũng chính điều này đã dự báo, đã chứa đựng một tương lai đầy bão tố, một cuộc đời không yên ổn.

- Bức chân dung Thuý Kiều nổi bật hơn vì:

- Số lượng câu chữ dùng để tả Kiều cũng nhiều hơn.

- Vân chỉ được tả nhan sắc, không thể hiện được cái tài, cái tình -> Khi tả Kiều, tác giả tả sắc một phần, còn dành đến 2 phần tả tài, tình.

- Đáng lẽ phải tả Kiều trước tác giả lại chọn tả Vân, đó là cách sử dụng phép nghệ thuật đòn bẩy. Lấy Vân làm nền để tả Kiều.

- Dùng nhiều từ Hán Việt gợi tả sự trang trọng, đứng đắn của một gia đình nề nếp gia phong

® Cuộc sống phong lưu êm đềm khuôn phép, đức hạnh

® Thái độ trân trọng , ngợi ca vẻ đẹp hình thức, tài năng, tâm hồn con người ( Giá trị nhân đạo )

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật:

- Sử dụng những hình ảnh tượng trưng, ước lệ.

- Sử dụng nghệ thuật đòn bẩy.

- Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình.

- Các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, điển cố, điển tích.

- Ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, chọn lọc.

- Tả chân dung mang tính cách, số phận.

- Sử dụng ngôn ngữ gợi tả, hình ảnh ước

2. Nội dung.

- Thái độ trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tài năng của Thuý Vân, Thuý Kiều.

- Dự cảm về cuộc đời của chị em Thuý Kiều.

 3. Ý nghĩa văn bản:

Chị em Thuý Kiều thể hiện tài năng nghệ thuật và cảm hứng nhân văn ngợi ca vẻ đẹp và tài năng của con người của tác giả Nguyễn Du.

Khách