Đây là phiên bản do Đỗ Thanh Hải
đóng góp và sửa đổi vào 13 tháng 8 2021 lúc 14:46. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácChưa rõ thời điểm ra đời, nhưng có lẽ bài thơ được Nguyễn Đình Chiểu viết ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp tấn công (17/2/1859). Tác phẩm là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ bầy chim dáo dát bay.
Bến Nghé cửa tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
→ Cảnh tan tác, chia lìa, đổ vỡ thê thảm của người dân chạy loạn. Đây là những thân phận tượng trưng cho nỗi đau chung của đất nước, của nhân dân khi giặc đến.
→ Nhà cửa làng xóm bị hủy hoại một cách nhanh chóng, tất cả đều tan hoang, đổ nát
⇒ Tất cả dường như chìm trong ngọn lửa hung tàn của giặc, sự tàn phá, hủy diệt lấp kín cả không gian. Với các biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ, hoán dụ tác giả đã khắc họa thành công bức tranh đất nước trước thời loạn lạc.
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này?
⇒ Tiếng kêu quặn thắt của một tấm lòng trung quân đã cảm thấy đổ vỡ niềm tin đối với triều đình phong kiến nhà Nguyễn.
Đỗ Thanh Hải đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (13 tháng 8 2021 lúc 14:46) | 0 lượt thích |